Dứa là loại quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Người trưởng thành sử dụng 100g dứa mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ khoảng 130% Vitamin C, 2% Vitamin A, 2% Canxi, 3% Sắt.
Ngoài ra, dứa còn là nguồn cung cấp đủ các khoáng chất như: Kali, Folate, Magiê, Mangan, Thiamin, Riboflavin…
Từ những thành phần dinh dưỡng kể trên, có thể nói, dứa là loại trái cây không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng, chẳng hạn như:
Tóm lại, dứa là một loại thực phẩm quen thuộc, thơm ngon, là nguồn dinh dưỡng dồi dào và tốt cho sức khỏe con người.
Dứa là loại quả chứa nhiều đường glucose và saccarose nên ăn dứa quá nhiều có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Tùy vào chỉ số đường huyết của mỗi người mà lượng dứa bạn có thể ăn là khác nhau. Một vài nghiên cứu cho thấy, ăn dứa giúp giảm lượng cholesterol máu. Từ đó giảm các biến chứng tiểu đường. Vì vậy, loại quả này phù hợp với những bệnh nhân tiểu đường nguy cơ biến chứng tim mạch hay có thể trạng béo phì. Vì vậy, nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn xem người tiểu đường ăn dứa được không.
Để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể khi ăn dứa, bạn nên ăn dứa tươi, tránh uống nước ép dứa hay ăn dứa sấy khô. Những cách chế biến này làm tăng hàm lượng đường trong dứa và giảm lượng chất xơ nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp dứa với các loại thực phẩm khác như:
Tóm lại, dù dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng người đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa ở mức độ phù hợp. Đồng thời, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thể dục thường xuyên và lối sống khoa học.