✴️ Các loại gây mê, gây tê

An thần (Sedation)

Là quá trình dùng thuốc gây giấc ngủ nhân tạo, giảm đau và giảm lo âu.

Sau đây là các độ an thần được mô tả theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ ASA (American society of Anesthesiologists):

  • An thần nhẹ (Anxiolysis) - “ đáp ứng bình thường với kích thích lời nói”.
  • An thần vừa phải (Conscious Sedation) - đáp ứng có mục đích với kích thích lời nói hoặc kích thích xúc giác.
  • An thần sâu - “đáp ứng có mục đích sau khi lặp đi lặp lại 1 vấn đề hoặc kích thích đau”
  • Gây mê toàn thân (Obtunded) “ không thể đánh thức với kích thích đau”

Gây mê toàn thân (GA)

Đây là quá trình làm cho bệnh nhân không cảm giác được với các kích thích khi phẫu thuật.

 Năm điều được phối hợp để tiến hành gây mê toàn thân (GA)

1. An thần nhẹ (anxiolysis) - thường đã được kiểm soát trước khi làm thủ thuật.

2. Gây mất trí nhớ (Amnesia).

3. Tạo giấc ngủ nhân tạo (hypnosis) - An thần liên tiếp (như đã mô tả ở trên).

4. Kiểm soát đau (analgesia).

5. Sử dụng thuốc gây mất khả năng vận động (còn gọi là giãn cơ).

Gây tê vùng (RA)

Kỹ thuật gây tê tại chỗ này ở bên cạnh các sợi dây thần kinh để làm tê liệt chúng khi đau. RA có thể được sử dụng 1 cách đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc an thần hoặc GA để giữ cho bệnh nhân thoải mái trong suốt cuộc phẫu thuật và/hoặc để kiểm soát đau ở thời gian hậu phẫu.

Có 2 loại chính về gây tê vùng:

1. Neuraxial – tê trục thần kinh

Gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng/kiểm soát đau.

Tiến hành giảm đau đến 1 vùng có phạm vi lớn trên cơ thể.

2. Peripheral nerve blocks – phong bế thần kinh ngoại vi

Chặn sự dẫn truyền của 1 sợi thần kinh hoặc nhiều sợi thần kinh có liên quan với nhau.

Tiến hành giảm đau từ tối thiểu hoặc tối đa đến 1 vùng của cơ thể

Phối hợp các loại khác nhau của gây kỹ thuật gây mê - gây tê

Tất cả các kỹ thuật này có thể được sử dụng phối hợp khác nhau để đưa ra 1 kế hoạch gây mê - gây tê, thích hợp với bệnh nhân. Thỉnh thoảng tình trạng bệnh thay đổi và kế hoạch gây mê- gây tê cần được sửa đổi. Ví dụ, An thần có thể không đủ để giữ cho bệnh nhân an toàn và thoải mái; vì vậy GA có thể được bắt đầu.   

Bốn giai đoạn của Gây mê

Gây mê toàn thân có thể được mô tả có nhiều giai đoạn. các giai đoạn này được mô tả đầu tiên với thuật ngữ “ ether palanes”.

Giai đoạn 1- kiểm soát đau:

  • Bệnh nhân được an thần.

Giai đoạn 2- Kích thích

  • Có tăng nhịp tim và huyết áp
  • Bệnh nhân có thể trở nên kích động và vượt qua giai đoạn này nhanh chóng.

Giai đoạn 3- Gây mê - phẫu thuật

  • Nhịp tim và huyết áp bắt đầu trở về bình thường.
  • Bệnh nhân mê đủ sâu để bắt đầu cuộc phẫu thuật.

Giai đoạn 4- Hôn mê

  • Các dấu hiệu sinh tồn ở bệnh nhân bắt đầu suy giảm.
  • Trong suốt thời gian phẫu thuật có gây mê toàn thân, bệnh nhân được bác sĩ theo dõi chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử theo dõi nhịp tim, lượng oxy trong máu, số lần thở và điện tâm đồ.

 

Nhiều người lo lắng liệu việc gây mê có ảnh hưởng đến tính mạng không? Tuy nhiên bệnh nhân không cần lo lắng, bởi mục tiêu quan trọng nhất của gây mê là bảo đảm an toàn cho bệnh nhân khi mổ. Nhờ các tiến bộ y học, nên hiện nay việc gây mê đã được thực hiện rộng rãi và tỷ lệ tai biến trong gây mê rất thấp nên chúng ta hoàn toàn yên tâm khi thực hiện thủ thuật gây mê trước mổ.

 Xem thêm: Những nguy cơ có thể xảy ra khi gây tê

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top