✴️Sử dụng thuốc ngủ: Những vấn đề cần lưu ý

Không được sử dụng rượu khi uống thuốc ngủ

Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, sử dụng thuốc ngủ không nên uống rượu, tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều người không thể bỏ được, nhất là khi nghỉ cuối tuần, phải tiếp khách…

Các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC) của Mỹ khuyến cáo, trong trường hợp không kiêng được thì chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia.

Nên uống vào buổi chiều trước khi đi ngủ ít nhất là 6 tiếng. Lý do, cồn có trong đồ uống này là chất kích thích và có thể can thiệp làm tăng tác dụng phụ của thuốc ngủ giống như đối với thuốc giảm đau. Tốt nhất khi đã phải sử dụng thuốc ngủ thì không nên uống rượu.

Ăn quá no

Ăn quá no, nhất là trong trường hợp lễ tết, cuối tuần sẽ làm con người ta cảm thấy khó chịu và tăng khả năng mất ngủ ở nhóm người phải dùng đến thuốc ngủ.

Ăn quá no cho dù vào thời điểm nào trong ngày cũng đều gây bất lợi. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể có thêm năng lượng dẫn đến khó ngủ.

Với lý do trên những người mắc bệnh khó ngủ chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ, không nên ăn quá no vào gần giờ đi ngủ.

Không nên làm tăng stress

Trong trường hợp căng thẳng nếu dùng thuốc ngủ sẽ kém hiệu quả. Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia ở SDC đưa ra mới đây sau khi nghiên cứu ở nhóm người mất ngủ phải dùng thuốc.

Trường hợp stress cao mà người ta quen gọi là bồn chồn, lo lắng thì nên tư vấn bác sĩ để thay liều hoặc sử dụng loại thuốc khác có hiệu quả hơn. Ví dụ, có thể áp dụng liệu pháp thôi miên, thậm chí cả thuốc chống trầm cảm cũng sẽ có tác dụng tốt hơn.

sử dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại dược phẩm khác

Vào mùa lạnh, nhất là lúc giao mùa, bệnh cảm, cảm cúm phát triển mạnh, stress tăng cao sẽ làm suy yếu sức khỏe hệ miễn dịch cũng dễ gây mất ngủ.

Trong trường hợp này nếu dùng thuốc ngủ cùng với các loại thuốc không kê đơn (OTC) để chữa cảm cúm cũng dễ dẫn đến tình trạng phản ứng nghịch, gây bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.

Ví dụ như hợp chất benadryl có trong diphenhydramine, đây là thuốc có chứa thành phần giảm đau nên giới chuyên môn khuyến cáo không nên uống trước 4 giờ khi đi ngủ.

Nó sẽ làm giảm tác dụng thuốc ngủ, trong trường hợp dùng nhiều loại thuốc với thuốc ngủ thì nên tư vấn kỹ bác sĩ.

Không nên dùng thuốc ngủ khi đi du lịch qua 2 nơi có múi giờ khác nhau

Trường hợp du lịch khác múi giờ việc dùng thuốc ngủ sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp này nên dùng melatonin trước 1 giờ khi đi ngủ sẽ có tác dụng hoặc tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để cho phù hợp với điều kiện địa lý cũng như sức khỏe của bản thân.

Cần biết cụ thể tác dụng của thuốc để đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Hầu hết các loại thuốc ngủ có hiệu quả trong vòng 8 giờ vì vậy cần tư vấn để dùng thuốc cho đúng tiến độ không nên uống thuốc muộn quá hoặc dậy sớm quá.

Nếu trường hợp không quá bận thì ngủ theo đúng giờ quy định của thuốc, nếu dậy sớm mà vẫn còn trong trạng thái buồn ngủ thì rất nguy hiểm, nhất là khi điều khiển các phương tiện giao thông. Trong trường hợp này nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc có tác dụng ngắn hơn.

Nên tạo ra môi trường ngủ thân thiện

Có những người khi dùng thuốc ngủ nhưng do lạ phòng, lạ giường vẫn khó ngủ. Trong trường hợp này giới chuyên môn khuyên nên mang theo vật dụng cá nhân như chăn, gối, mạng che mặt v v…hoặc có thể ngủ riêng theo sở thích hoặc chọn những nơi yên tĩnh để ngủ

Áp dụng các thói quen tự nhiên

Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp con người ngủ được nhưng để mang lại lợi ích cao nhất và lâu dài về mặt sức khỏe không nên lệ thuộc vào thuốc ngủ. Nếu cần có thể ngừng thuốc và chuyển sang áp dụng các kỹ thuật mang tính tự nhiên, thân thiện.

Tăng cường luyện tập để giảm stress, ăn uống khoa học, bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân, tìm các liệu pháp luyện tập như dưỡng sinh, giao tiếp bạn bè tư vấn bác sĩ để tạo ra cuộc sống thoải mái, vô tư từ đó giấc ngủ đến nhanh hơn và chất lượng hơn.

Xem thêm: Tư vấn về vấn đề mất ngủ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top