✴️ Tại sao Molnupiravir là thuốc hàng đầu trong điều trị COVID-19?

Công ty dược phẩm Merck đã thông báo rằng một loại thuốc kháng virus mà hãng đang phát triển có thể giảm một nửa số ca nhập viện và số ca tử vong ở những người bị  nhiễm COVID-19. Các kết quả vẫn chưa được bình duyệt khoa học. Nhưng nếu được các cơ quan pháp lí thông qua, Molnupiravir sẽ là phương pháp điều trị kháng virus COVID-19 đầu tiên qua đường uống. Mặt khác, các loại thuốc khác hiện đang được cấp phép phải được truyền qua tĩnh mạch hoặc qua đường tiêm.

Một viên thuốc có thể giúp điều trị sớm hơn đối với tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân dễ dàng hơn– và hiệu quả hơn. Nó có thể giúp các bệnh viện không bị quá tải, đặc biệt ở những nơi mà tỷ lệ chích ngừa vẫn còn thấp, chẳng hạn như các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Khi Molnupiravir thể hiện sự hiệu quả trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng liên quan đến những người có nguy cơ bệnh nặng và dương tính với COVID-19, các bác sĩ đã dừng việc nhập viện sớm.

Nhưng liệu chuyện thành công trong việc thử nghiệm lâm sàng sẽ trở thành một sự thay đổi toàn cầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch hay không thì vẫn chưa rõ . Ngay cả nếu các quốc gia thu nhập thấp hơn có đủ thuốc, họ có thể không đủ khả năng chuẩn đoán để điều trị sớm cho bệnh nhân với Molnupiravir, khi mà việc đó có thể tạo ra sự khác biệt.

Tuần này, hai nhà sản xuất thuốc tại Ấn độ đã tiến hành các thử nghiệm độc lập một loại thuốc có cùng hoạt chất với Molnupiravir (generic) ở những người bị bệnh ở mức độ trung bình do COVID-19, đã phải kết thúc thử nghiệm vì họ không thấy được ”hiệu quả đáng kể” đối với loại thuốc thử nghiệm này, mặc dù họ có kế họach tiếp tục thử nghiệm cho những người bị bệnh nhẹ. Những phát hiện của công ty dược Merk, dù vẫn chưa được nghiên cứu cẩn thận bởi các nhà khoa học và đệ trình lên các cơ quan quản lý để phê duyệt, nhưng thông tin được tiết lộ trong một thông cáo báo chí,  họ đã áp dụng cho những người mắc bệnh COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình mà không phải nhập viện. Người phát ngôn của công ty Merck chỉ ra rằng những trường hợp mắc COVID-19 ở mức độ vừa phải tại Ấn độ được xác định là ở mức độ nghiêm trọng hơn tại Mỹ và được yêu cầu nhập viện.

 

Đánh sớm, đánh mạnh

Các liệu trình điều trị khác được đưa ra để chống lại COVID-19, như thuốc kháng virus Remdesivir của Gilead Science và một tổ hợp kháng thể đơn dòng từ hãng công nghệ sinh học Regeneron, phải được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường tiêm. Điều đó khiến mọi người khó tiếp cận với các liệu pháp trừ khi họ bệnh đủ nặng để đến bệnh viện. Và Remmdesivir chỉ được chấp nhận cho những người đã nhập viện với COVID-19.

 

Richard Plemper, một nhà vi-rút học tại Đại học Georgia State ở Atlanta, cho rằng thuốc kháng vi-rút vẫn tốt hơn khi “đánh thuốc sớm, đánh thuốc mạnh”. Bệnh nhân càng trở nặng, thuốc điều trị càng kém hiệu quả. Một viên thuốc uống chống COVID-19 sẽ giúp việc điều trị sớm dễ dàng hơn, khi chỉ cần kê đơn và một chuyến đi đến hiệu thuốc ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

COVID-19 không phải là căn bệnh đầu tiên do coronavirus mà gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Vào năm 2002-2004, dịch hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và đợt bùng phát hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2012, tuy nhiên cả hai chưa bao giờ lan rộng – điều đó có nghĩa rằng các nhà sản xuất thuốc không có quá nhiều động lực để phát triển thuốc kháng vi-rút chống lại những căn bệnh này.

 

Vì vậy, khi những trường hợp đầu tiên của COVID-19 xuất hiện vào cuối năm 2019, “không có một danh mục thuốc kháng vi-rút nào có sẵn”, bác sĩ bệnh truyền nhiễm Saye Khoo tại Đại học Liverpool tại Vương quốc Anh cho biết, người đã dẫn đầu một thử nghiệm lâm sàng của Molnupiravir.

 

Những nỗ lực ban đầu để tìm ra phương pháp điều trị xoay quanh các loại thuốc đã được các cơ quan quản lý phê duyệt và chỉ thu lại một kết quả duy nhất: Dexamethasone, một loại steroid nhằm làm giảm phản ứng viêm quá mức ở những người chuyển biến nặng. FAD đã không cho phép loại thuốc sử dụng cho mục đích này, nhưng nó được sử dụng rộng rãi để điều trị những người bệnh nặng nhất.

 

Nhưng ngay cả khi các nhà nghiên cứu nỗ lực để thử nghiệm các loại thuốc đã được phê duyệt, các công ty dược phẩm và công ty công nghệ sinh học vẫn đang tìm kiếm từ các nguồn có sẵn để tìm bất kỳ hợp chất nào có hoạt tính kháng vi-rút đã biết mà có thể ngăn chặn vi-rút SARS-CoV-2. Những loại thuốc kháng vi-rút phổ rộng này không được điều chế đặc trị cho SARS-CoV-2, nhưng chúng có khả năng. Khác với nhiều loại thuốc được thử nghiệm ban đầu trong đại dịch, giám đốc điều hành của Enanta Pharmaceuticals, một công ty ở Watertown đang  tự phát triển thuốc kháng vi-rút COVID 19, ông Jay Luly cho biết, “có một cơ sở lý luận khoa học. Bạn sẽ hiểu chúng đang hoạt động thế nào”.

 

Cho đến nay, Remdeesivir của công ty Gilead là loại thuốc duy nhất đã nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Khi được sử dụng tại bệnh viện, tác dụng của nó rất ít. Trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thuốc này đã rút ngắn thời gian phục hồi trung bình 5 ngày. Công ty Merck hy vọng Molnupiravir sẽ là thuốc tiếp theo nhận được sự cấp phép sử dụng.

 

Tiềm năng

Molnupiravir đã được dùng như một liệu pháp khả thi cho vi-rút viêm não ngựa ở Venezuela tại công ty phi lợi nhuận DRIVE (Drug Innovation Ventures at Emory) của Đại học Emory ở Atlanta. Nhưng vào năm 2015, giám đốc điều hành của DRIVE, ông George Painter, đã đề nghị thuốc này cho một người cộng tác, nhà vi-rút học Mark Denison tại Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee, để thử nghiệm thuốc chống lại coronavirus. Denison nhớ lại: “ Tôi đã rất ngạc nhiên vì điều đó”. Ông phát hiện ra rằng nó có tác dụng chống lại nhiều loại coronavirus như MERS và virus viêm gan chuột.

Ông Painter cũng đã tuyển dụng người cộng tác của mình, ông Plemper, để thử nghiệm loại thuốc chống lại bệnh cúm và vi-rút hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, các kế hoạch đã thay đổi sau khi đại dịch xảy ra. Công ty DRIVE đã cấp phép hợp chất này cho Ridgeback Biotherapeutics ở Miami, Florida. Ông Plemper cũng xoay quanh coronavirus và thử nghiệm hợp chất này ở chồn sương. Ông nói, nó đã ngăn chặn khả năng sinh sản của vi-rút và sự lây truyền của vi-rút từ những con chồn bị nhiễm bệnh sang những con không bị nhiễm bệnh. Những dữ liệu từ công ty Merck đưa ra dẫn chứng có thể đúng ở người: Molnupiravir dường như rút ngắn thời gian lây nhiễm của SARS-CoV-2 ở những người tham gia khi thử nghiệm lâm sàng với vi-rút.

 

Molnupiravir, giống như Remdesivir, là một chất tương tự nucleoside, có nghĩa là nó bắt chước một số khối cấu tao của RNA. Nhưng các hợp chất của thuốc hoạt động những cách hoàn toàn khác nhau. Khi vi-rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào một tế bào, vi-rút cần tự nhân đôi bộ gen RNA để tạo thành vi-rút mới. Remdesirvir là một “chất kết thúc chuỗi”. Nó ngăn không cho enzyme xây dựng những “chuỗi” RNA bằng cách thêm các liên kết khác. Mặt khác, Molnupiravir được kết hợp vào các sợi RNA đang phát triển và một khi ở bên trong các sợi RNA nó sẽ phá hủy các sợi này. Hợp chất của thuốc có thể thay đổi cấu hình của RNA, đôi khi bắt chước cytidine nucleoside và đôi khi bắt chước uridine. Các sợi RNA đó trở thành bản thiết kế lỗi cho vòng đời tiếp theo của bộ gen vi-rút. Ông Plemper cho rằng, bất cứ nơi nào hợp chất của thuốc được đưa vào và có sự thay đổi cấu trúc đó xảy ra, một đột biến điểm sẽ xảy ra. Khi các điểm đột biến tích lũy đủ, quần thể vi-rút sẽ bị sụp đổ. “Đó là những gì chúng tôi gọi là sự gây đột biến chết người,” ông cho biết thêm. “Về cơ bản , vi-rút tự biến đổi cho đến chết”. Và bởi vì các đột biến tích lũy ngẫu nhiên, sẽ rất khó để vi-rút tiến hóa khả năng kháng Molnupiravir – đây là một điểm cộng cho hợp chất của thuốc.

 

Nhưng tiềm năng gây đột biến của hợp chất trong tế bào người – khả năng hợp chất có thể tự kết hợp vào DNA – làm dấy lên những lo ngại về an toàn, một số nhà nghiên cứu cho biết. Công ty Merck chưa công bố chi tiết bất kỳ dữ liệu an toàn nào, nhưng ông Daria Hazuda, phó chủ tịch Viện phát hiện bệnh truyền nhiễm và giám đốc khoa học của Merck, nói buổi họp báo vào thứ sáu tuần trước: “Chúng tôi tin rằng rằng thuốc sẽ an toàn nếu được sử dụng đúng mục đích”.

 

Chờ đợi khi cơ hội đến

Các loại thuốc kháng vi-rút khác đang được thực hiện. Gilead Sciences đang phát triển một dạng thuốc viên của Remdesivir. Và Denison cho rằng nếu thuốc kháng vi-rút được dùng cho bệnh nhân cũng nhanh và sớm như Molnupiravir – khi mà các triệu chứng chỉ vừa xuất hiện và lượng vi-rút còn cao – thì nó sẽ cho hiệu quả tương tự. Trong một nghiên cứu được trình bày tại IDWeek, một cuộc họp trực tuyến giữa các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các nhà dịch tễ học được tổ chức vào đầu tháng này, các nhà nghiên cứu đã báo cáo kết quả của việc tiêm truyền của Remdesivir cho những người ở giai đoạn đầu mắc COVID-19 mỗi 3 ngày. Số lượng người tham vào nghiên cứu này là nhỏ nhưng Remdesivir cho thấy việc làm giảm tỉ lệ nhập viện ở những người có nguy cơ nhiễm cao COVID-19 xuống 87%.

 

Công ty công nghệ sinh học Atea Pharmaceuticals tại Boston- Massachusetts, cũng đang thử nghiệm một loại thuốc kháng vi-rút. Họ thử nghiệm một loại tương tự nucleoside chống lại bệnh viêm gan C trong một nghiên cứu lâm sàng khi SARS-COVID-2 đã xuất hiện. Đại dịch đã tạm ngưng quá trình thử nghiệm, vì vậy Atea đã quyết định chuyển trọng tâm sang COVID-19. HIện tại họ đã hợp tác với Roche ở Basel-Thụy Sĩ để phát triển hợp chất thuốc của mình.

 

Công ty Pfizer có trụ sở tại thành phố New York cũng có một khởi đầu thuận lợi. Công ty đã phát triển thuốc kháng vi-rút chống lại SARS từ đầu những năm 2000, nhưng đã gác lại chúng khi đại dịch bùng phát. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, ông Luly nói “đại dịch đã thổi bay mọi thứ”. Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm một dạng thuốc viên của một hợp chất có chế hoạt động tương tự như các phiên bản gốc. Thử nghiệm đang trong hai phần ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị những người mới bị nhiễm bệnh.

 

Áp dụng toàn cầu

Một loại thuốc kháng vi-rút dạng viên uống có hiệu quả sẽ là bước đi đáng kinh ngạc trong cuộc chiến chống lại COVID-19, nhưng vẫn chưa rõ liệu Molnupiravir có dễ dàng tiếp cận cho tất cả mọi người hay không. “Liệu chúng ta sẽ có được giá cả hợp lí cho các nước có thu nhập thấp và trung bình hay không?” ông Rachel Cohen nêu câu hỏi, ông là giám đốc điều hành phòng kế hoạch sản xuất thuốc cho các bệnh bị bỏ qua tại Bắc Mỹ.

 

Hoa Kỳ đã đồng ý mua 1,7 triệu liệu trình của Molnupiravir với giá 1,2 tỷ đô la Mỹ, tương đương khoảng 700 đô la cho mỗi liệu trình 5 ngày. Mức giá đó khá thấp hơn nhiều so với giá của Remdesivir hoặc các kháng thể đơn dòng, nhưng vẫn còn quá đắt đối với nhiều nơi trên thế giới. Công ty Merck, hiện đang đồng phát triển hợp chất thuốc với công ty Ridgeback, đã đạt được thỏa thuân cấp phép với năm nhà sản xuất thuốc gốc của Ấn độ. Những thỏa thuận này cho phép các nhà sản xuất tự định giá ở Ấn độ và ở 100 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp khác.

 

Nhưng ngay cả khi các nước nghèo có thể mua được thuốc, họ có thể không có khả năng chuẩn đoán để sử dụng thuốc một cách hợp lý. Ông Cohen nói rằng : Nếu Molnupiravir cần được dùng trong năm ngày đầu tiên sau khi triệu chứng khởi phát, “điều đó đòi hỏi chúng tôi phải có khả năng chuẩn đoán người bệnh một cách nhanh chóng”. Đối với các nước đang phát triển – và thậm chí ở một số nước giàu có – “đó thật sự là 1 thách thức rất lớn”.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top