✴️ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có khám ngoài giờ, thứ 7, chủ nhật?

Nội dung

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có khám ngoài giờ thứ 7, buổi sáng từ từ 7g30 - 12g30, chiều từ 13g00 - 15g.

Khám ngoài giờ vào Chủ nhật: bệnh viện hiện chưa triển khai.

Khám chữa bệnh sau giờ hành chính đang được bệnh viện nghiên cứu để vận hành phù hợp trong năm 2022.

* Khám chữa bệnh ngoài giờ áp dụng đối với người bệnh có BHYT: chỉ đóng chênh lệch chi phí khám và những chi phí khác (cận lâm sàng, thuốc...) được hưởng BHYT theo quy định.

Có thể tham khảo:  những lưu ý khi khám chữa bệnh tại BV Nguyễn Tri Phương

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có những khoa nào, điều trị bệnh gì?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là một trong những bệnh viện có truyền thống lâu đời tại TPHCM, hình thành cùng hơn một trăm năm trong chiều dài lịch sử đất nước, đến nay cơ sở y tế này đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng I với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm.

Đây cũng là bệnh viện đầu tiên có Khoa Nội tiết của TPHCM, phụ trách chương trình phòng chống Đái tháo đường của thành phố. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu để điều trị cho người bệnh Parkinson không còn đáp ứng với điều trị nội khoa bằng thuốc tây. Bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho rất nhiều trường hợp bị bệnh Parkinson, rối loạn trương lực cơ hoặc bệnh run khác... Hầu hết các trường hợp đều cho kết quả tốt, không có biến chứng, người bệnh Parkinson có thể giảm liều thuốc điều trị từ 60-80%, giảm được tình trạng run, cứng cơ.


Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện có đầy đủ các chuyên khoa bao gồm: Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc, Nội hô hấp, Nội tiêu hóa, Cơ xương khớp, Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Nội thận, Nội tiết, Lão khoa, Nhi khoa, Ngoại tổng quát, Ngoại tiêu hóa, Ngoại thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại niệu Sản khoa, Nội tổng hợp, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Ngoài ra, bệnh viện còn có khoa Nội thần kinh, chuyên điều trị các bệnh về chuyên ngành thần kinh như đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loạn thần kinh chức năng, động kinh, Parkinson, viêm đa dây thần kinh, viêm não tuỷ, các bệnh thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác...

Khoa Nội tim mạch với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đã triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị: Điện tim gắng sức và kết hợp với xạ tưới máu cơ tim. Siêu âm-Doppler tim, siêu âm mạch máu, siêu âm qua đường thực quản, siêu âm tim gắng sức và siêu âm tim cản âm. Holter huyết áp và Holter điện tim 24 giờ. Thăm dò điện sinh lý tim chẩn đoán rối loạn nhịp và dẫn truyền, triệt phá các rối loạn nhịp tim bằng sóng RF…


 

Tham khảo quy trình tiếp nhận bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh

Trường hợp không có BHYT

1. Tới khu khám bệnh, lấy số thứ tự tại máy lấy số tự động hoặc đến phòng A.14 để đăng ký khám bệnh.

- Nhân viên bán số sẽ nhập máy thông tin cho bạn (họ tên, năm sinh, địa chỉ)

- Phân phòng khám cho người bệnh

- Đóng phí khám bệnh.

2. Tại phòng khám, bạn đợi gọi tên theo thứ tự.

3. Trong quá trình khám, tùy trường hợp bác sĩ đưa ra chỉ định cận lâm sàng, chỉ định nhập viện hoặc kê đơn thuốc.

- Nếu bạn có chỉ định cận lâm sàng --> Làm theo các hướng dẫn của điều dưỡng, sau khi có kết quả trở về phòng khám ban đầu để bác sĩ xem kết quả.

- Nếu bạn có chỉ định nhập viện là bác sĩ sẽ làm bệnh án vào viện, điều dưỡng thực hiện ghi dấu hiệu sinh tồn, điền đầy đủ thông tin sau đó điều dưỡng sẽ trực tiếp đem hồ sơ ra bàn hướng dẫn giao lại cho nhân viên bàn hướng dẫn vào sổ nhập viện --> bạn sẽ được nhân viên của khoa Khám bệnh đưa lên khoa điều trị để tiếp nhận.

- Trường hợp bạn điều trị ngoại trú: Bác sĩ ghi chỉ định điều trị thuốc vào sổ khám, hướng dẫn cách uống thuốc. Bệnh mãn tính cần theo dõi thì làm bệnh án điều trị ngoại trú, sau đó bạn đến nhà thuốc bệnh viện đóng tiền và lấy thuốc.

- Đối với trường hợp phải chuyển viện: Nếu bạn thuộc đối tượng bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị cần phải chuyển lên tuyến trên, bạn sẽ cần phải khám chuyên khoa. Bác sĩ làm giấy chuyển theo đúng chuyên khoa, sau khi điều dưỡng điền đầy đủ thông tin sẽ mang ra bàn hướng dẫn, trình bác sĩ trưởng khoa khám bệnh ký, đóng dấu tròn ở phòng văn thư, sau đó bạn sẽ được trả lại giấy chuyển tuyến đã được ký và đóng dấu trong của bệnh viện. Lúc này, bạn sẽ được hướng dẫn đến đúng tuyến đã được chuyển tới để điều trị bệnh.



Trường hợp thuộc diện BHYT

1. Bạn lấy số thứ tự bằng quét mã vạch trên thẻ BHYT và đến phòng A.04 (phòng tiếp nhận bệnh nhân BHYT)

2. Bạn chờ gọi tới số thứ tự của mình ở ô cửa nào sẽ nộp thẻ BHYT, CMND để nhân viên phòng tiếp nhận nhập thông tin bệnh nhân và hướng dẫn phòng khám.

3. Tại phòng khám, bạn chờ đến số thứ tự.

4. Trong quá trình khám, tùy trường hợp bác sĩ đưa ra chỉ định cận lâm sàng, chỉ định nhập viện hoặc kê đơn thuốc cho bệnh nhân về.

- Các chỉ định cận lâm sàng bạn sẽ được hướng dẫn đi làm cụ thể từng phòng, khi nào có kết quả đem trở lại phòng khám để bác sĩ xem kết quả và cho chỉ định điều trị.

- Nếu bạn không cần nhập viện, bác sĩ cấp toa thuốc, sau đó nhận thuốc tại phòng phát thuốc BHYT.

- Nếu bạn có chỉ định nhập viện là bác sĩ sẽ làm bệnh viện, sau khi điều diễn ghi dấu hiệu sinh tồn, điền đầy đủ thông tin bạn sẽ được nhập máy ở phòng thu phí BHYT. Tiếp đến bạn sẽ được nhân viên chuyển lên khoa điều trị.

- Nếu bạn cần phải chuyển viện khi bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị hoặc cần phải khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ ghi chẩn đoán chuyển tuyến trên theo đúng chuyên khoa vào sổ khám bệnh và làm giấy chuyển tuyến theo đúng quy định của BHYT, in bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú cho bạn. Sau đó, sẽ trình bác sĩ trưởng khoa khám bệnh ký, đóng dấu và bạn sẽ nhận được giấy chuyển tuyến đã ký và đóng dấu của bệnh viện. Tiếp đến, nhân viên của bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn đến cơ sở y tế đã được chuyển đến.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top