✴️ Đo độ quánh máu/ huyết tương (Whole Blood/Plasma Viscosity Test)

NGUYÊN LÝ

Đo độ quánh của máu toàn phần hoặc huyết tương bằng kỹ thuật FOR (Free Oscillation Rheometry), dựa vào sự thay đổi tần số và biên độ dao động tự do và so sánh với đồ thị chuẩn để tính ra độ quánh của mẫu cần đo.

 

CHỈ ĐỊNH

Tất cả những trường hợp nghi ngờ tăng độ quánh máu/huyết tương: đa hồng cầu, đa u tủy xương...

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

kỹ thuật viên xét nghiệm.

Phương tiện, hóa chất

Garo, bông cồn sát trùng, bơm kim tiêm lấymáu;

Ống nhựa có chât chống đông EDTA;

Máy đo độ quánh;

Pipet man loại 1ml, 0,5ml, 0,1ml; - Máy ly tâm.

Người bệnh

Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

Hồ sơ bệnh án

Chỉ định xét nghiệm được ghi rõ trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Garo, sát trùng và lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch;

Trộn máu với chất chống đông EDTA;

Ly tâm 3.000v/phút trong 20 phút thu huyết tương nghèo tiểu cầu nếu đo độ quánh huyết tương;

Bật máy đo độ quánh;

Hút 1ml máu toàn phần nếu đo độ quánh máu, 0,6ml huyết tương nghèo tiểu cầu nếu đo độ quánh huyết tương cho vào cóng đo chuyên dụng, đặt cóng đo đã chứa mẫu đo vào buồng ủ;

Chọn chương trình đo thích hợp với từng loại mẫu đo;

Vào chương trình đo độ quánh thích hợp.

 

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Ghi kết quả độ quánh đo được của mẫu cần kiểm tra và trị số bình thường vào giấy xét nghiệm;

Điền đầy đủ ngày, tháng năm và kỹ thuật viên tiến hành xét nghiệm ký tên.

 

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Mẫu máu bị đông;

Chọn điều kiện nhiệt độ để đo độ quánh không đúng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top