✴️ Hệ nhóm máu abo, rh, các hệ khác và an toàn truyền máu (P3)

HỆ NHÓM MÁU RH

Lịch sử phát hiện

Nàm 1940, Landsteiner và Wiener đã tiêm máu của khỉ Macacus Rhesus cho thỏ và thu hoạch được kháng thể chống hồng cầu khỉ. Kháng thể này cũng phản ứng với hồng cầu của khoảng 80% người da trắng. Những người có phản ứng gọi là người nhóm Rh dương, những người không có phản ứng (không có kháng nguyên) gọi là người Rh âm.

Cũng năm 1940 Wiener và Peter thấy một số người Rh âm có sinh kháng thể chống Rh dương gây phản ứng truyền máu khi truyền cùng nhóm máu ABO

Sau này người ta thấy kháng thể chống hồng cầu người của thỏ khác với kháng thể chông Rh của người. Tuy nhiên người ta vẫn giữ tên kháng thể của người là kháng thể chống Rh.

Kháng nguyên Rh và các danh pháp

Năm 1943 người ta đã phát hiện bốn kháng thể chống lại bốn kháng nguyên thuộc hệ Rh, trong đó có hai kháng nguyên liên quan (vì một cá thể luôn có ít nhất một trong hai kháng nguyên này) được đặt tên là C và c còn hai kháng nguyên khác không liên quan, được đặt tên là D và E.

Năm 1945 Mourant phát hiện kháng thể chống e, e là kháng nguyên liên quan với E.

Danh pháp của Ficher- Race (DCE)

Ngay từ năm 1944 sau khi nghiên cứu 4 kháng nguyên, Ficher đã giả thiết hệ Rh do phức hợp 3 gen liên kết chặt chẽ với nhau trong đó mỗi gen có các alen. Đó là D và d là alen của nhau.

Alen của C là c

Alen của E là e: Trình tự locus của hệ phức hợp gen này là DCE, các locus này nằm liền kề nhau, liên kết chặt chẽ và di truyền cùng với nhau. Ví dụ bố có phức hợp Dce thì con, cháu cũng có phức hợp này.

Sau phát hiện của Mourant thì giả thuyết này càng được ủng hộ, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy kháng nguyên d và kháng thể chống d.

Danh pháp của Winer

Wiener cho rằng hệ Rh là hệ có rất nhiều alen, mỗi alen lại cho một phức hợp các yếu tố kháng nguyên. Ví dụ alen Rhl sẽ tạo ra kháng nguyên phức hợp là D,C,e.

Tuy gọi khác nhau nhưng có thể liên hệ giữa hai loại danh pháp (bảng 4.3)

Các kháng nguyên Rh và ý nghĩa trong y học

Kháng nguyên chính

Như đã trình bày ở trên, ta có 5 kháng nguyên chính của hệ Rh đó là kháng nguyên D, kháng nguyên C và c, kháng nguyên E và e. Người có kháng nguyên D được gọi là người Rh (+), người không có khống nguyên D được gọi là người Rh (-). Một người bình thường có thể có D hoặc không, có thể có E hoặc e hoặc cả hai, cũng có thể có C hoặc c hoặc cả hai.

Khi người thiếu một kháng nguyên được nhận máu có kháng nguyên đó, thì có thể sẽ tạo miễn dịch và gây tai biến truyền máu lần sau. Trong số năm kháng nguyên trên thì kháng nguyên D có ý nghĩa nhất vì có khoảng 50% ngưòi Rh (-) nhận máu Rh (+) sẽ sinh kháng thể chống Rh. Kháng thể này thường là IgG nhưng có thể ngưng kết cả trong môi trường nước muối, phản ứng sinh kháng thể tăng lên nếu tiếp tục được tiếp xúc kháng nguyên D.

Kháng nguyên D còn có vai trò trong bệnh tan máu trẻ sơ sinh. Người mẹ Rh (-) mang thai Rh (+) có thể sinh kháng thể chống Rh do khi chuyển dạ có một ít hồng cầu máu con vào tuần hoàn mẹ kích thích tạo kháng thể và sẽ gây tan máu cho thai Rh (+) lần sau.

Các kháng nguyên khác cũng có cơ chế tương tự nhưng ý nghĩa lâm sàng ít hơn do kháng thể yếu hơn và ít xuất hiện.

Các kháng nguyên khác

Ngoài 5 kháng nguyên trên, đến nay người ta phát hiện rất nhiều kháng nguyên Rh.

Kháng nguyên Du và kháng nguyên D từng phần

Người ta thấy người Du có kháng nguyên D nhưng hồng cầu không ngưng kết với tất cả chông D, trong huyết thanh có thể có kháng thể chống D. Hiện nay người ta biết Du là một biến tướng yếu của D hay còn gọi là D không đầy đủ và có nhiều Du với mức không đầy đủ khác nhau.

Về cơ chế di truyền người ta thấy Du xuất hiện là do sự tương tác về di truyền ví dụ kiểu gen DCe/dCe có thể tạo Du nhưng khi di truyền cho con DCe/Dce thì con không có Du.

Trong thực hành truyền máu nếu người Du cho máu thì coi là Rh (+), nếu người Du nhận máu thì coi là Rh (-).

Kháng nguyên D từng phần

Người ta cho rằng kháng nguyên D có nhiều phần, có người đủ các phần, có người thiếu một hoặc một số phần. Trong số những người thiếu có thể có người sẽ sinh kháng thể chống lại kháng nguyên D đầy đủ, vì vậy trong thực hành truyền máu coi D từng phần như Du

Kháng nguyên Cu, là sản phẩm của một biến tướng của alen C vàc. Khi mang thai con có Cu người mẹ không có Cu có thể tạo kháng thể chông Cu và gây thiếu máu vàng da trẻ sơ sinh.

Ngoài ra còn các biến tướng khác của c, của E.

Kháng nguyên phức hợp: người ta thấy khi hai gen gần nhau có thể liên kết tạo nên một kháng nguyên. Ví dụ người có kiểu gen Dce ngoài các kháng nguyên D,c,e còn có kháng nguyên f, kháng nguyên f chỉ có mặt khi 2 gen c và e đi với nhau.

Tương tự một sô' kháng nguyên phức hợp khác đã được phát hiện, như kháng nguyên G ở ngưòi có D và c.

Tần suất một số nhóm Rh: Theo các nghiên cứu thì ở châu Âu tần suất các tổ hợp thường gặp là Dce, dce, DcE, ở Trung Quốc thường gặp Dce, DcE, rồi mới đến dce, ở Việt Nam thường gặp các kiểu genotyp, DCCee rồi Dccee.

Kháng thể hệ Rh

Kháng thể tự nhiên: rất hiếm gặp, người ta đã gặp một số người có kháng thể IgM chống E, hoạt động ở môi trường nước muối và nhiệt độ lạnh. Tỷ lệ kháng thể tự nhiên chông E là rất thấp.

Các kháng thể tự nhiên chống D là rất hiếm

Kháng thể miễn dịch:

Hầu hết là IgG, ngoại trừ một tỷ lệ thấp kháng thể chống D miễn dịch là IgM. Kháng thể chống D là thường gặp sau truyền máu Rh dương cho Rh âm hoặc người mẹ Rh âm có con Rh dương.

Người ta thấy những người Rh âm nhận máu Rh dương thì có 50% người sinh kháng thể chống D.

Như đã nói ồ trên, phần lớn chông D là IgG, tuy nhiên có thể làm ngưng kết hồng cầu trong môi trường muối và gây tai biến truyền máu nặng.

Như vậy khi truyền máu cần định nhóm Rh và chỉ truyền Rh dương cho ngưòi Rh dương.

Các kháng thể khác như chống G, chống C là khá thường gặp, ở Việt Nam thường gặp chống C, do đó cần lưu ý khi truyền máu nhiều lần.

 

CÁC HỆ THỐNG NHÓM MÁU KHÁC

Ngoài hai hệ thống có vai trò rất quan trọng trong truyền máu là ABO và Rh, người ta còn phát hiện hàng chục hệ nhóm máu, mỗi hệ lại có rất nhiều kháng nguyên khác nhau. Cơ thể thiếu một kháng nguyên sẽ sinh kháng thể tương ứng nếu truyền máu có kháng nguyên đó và lần truyền máu nhắc lại sau sẽ gây phản ứng. Phát hiện các kháng thể này thường bằng nghiệm pháp Coombs hay thực hiện phản ứng trong môi trường albumin (keo). Sau đây chỉ nêu tên và kháng nguyên của một số hệ thông.

Hệ thống nhóm máu Kell

Kháng nguyên

Hệ thống Kell có rất nhiều kháng nguyên, những kháng nguyên này chỉ có mặt trên hồng cầu.

Khống nguyên K và k: K và k là hai kháng nguyên do hai alen K và k cùng trội thể hiện, tần suất gen k rất cao.

Kháng nguyên Kpa và Kpb , Kpc: là 3 kháng nguyên do cốc gen cùng ở một locus (các alen) trong đó Kpb phổ biến nhất (≈ 98%) ở người da trắng, và gần 100% người da đen, Kpa chiếm khoảng 2% người da trắng, Kpc vô cùng hiếm.

Cốc kháng nguyên Kp có liên quan đến thể hiện của gen k vì vậy người ta coi cùng hệ thống vói Kell (K,k) (locus Kp gần với locus K,k).

Ngoài ra còn nhiều kháng nguyên khác như Jsa, Jsb, kn... người ta cũng đã gặp những người phenotyp không (không có kháng nguyên hệ kell) tuy nhiên rất hiếm.

Kháng thể

Kháng thể tự nhiên chống K, k đã được phát hiện tuy nhiên rất hiếm gặp

Kháng thể miễn dịch chống K rất thường gặp (chỉ sau ABO và Rh).

Người ta thấy kháng thể miễn dịch chống K rất có ý nghĩa trong truyền máu vì phản ứng rất mạnh với hồng cầu có kháng nguyên K và gây tan máu. Ngoài ra kháng thể miễn dịch chống K còn là nguyên nhân gây tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng mẹ con.

Hệ thống Levvis

Kháng nguyên

Các kháng nguyên hệ Levvis là Lea và Leb cũng như hoạt động của gen Le, le đã được nêu trong phần nhóm máu ABO

Kháng thể

Kháng thể chống Lea và Leb thường là kháng thể tự nhiên IgM, hoạt động ở 37°, thường phải dùng nghiệm pháp Coombs gián tiếp để phát hiện. Kháng thể chống Lea chỉ xuất hiện ở người tiết ABH và không có Lea, Leb tức là người le (a-b-).

Kháng thể chống Leb thường xuất hiện cùng chống H (gặp ở người nhóm máu Al).

Dù các kháng thể hệ Lewis là IgM, tự nhiên gắn bổ thể và gây tan máu nhưng thường hiệu giá thấp nên ít gây tai biến truyền máu, hơn nữa nếu truyền máu toàn phần có kháng nguyên Lea hay Leb lần đầu tiên cho người có kháng thể tự nhiên tương ứng thì kháng thể vốn đã ít sẽ bị kháng nguyên Levvis hoà tan trong huyết tương truyền vào trung hoà do đó hồng cầu không bị phá huỷ. Chính những hồng cầu có kháng nguyên Lewis này sẽ trỏ nên hồng cầu Le (a-b-) sau vài ngày. Điều này cũng giúp cho các hồng cầu truyền vào sẽ tồn tại dù sau đó kháng thể miễn dịch xuất hiện và tăng hiệu giá.

Tuy nhiên nếu truyền máu cố kháng nguyên Lewis cho người đã có khống thể miễn dịch (do truyền máu hoặc chửa đẻ) thì nguy cơ tai biến sẽ xảy ra.

Hệ thống P

Hệ thông nhóm máu P được Landsteiner và Levine mô tả từ 1927, nhưng là một hệ phức tạp nên ngày càng có các phát hiện bổ sung về bản chất, di truyền của kháng nguyên, đặc điểm kháng thể. Hệ nhóm P được đặc trưng bởi 3 kháng nguyên là P1,P , Pk

Kháng nguyên

Kháng nguyên P là phổ biến, chiếm gần 100% người da đen và da trắng, kháng nguyên P1 có mặt trên hồng cầu ở 79% người da trắng, 94% người da đen; kháng nguyên Pk rất hiếm gặp

Dựa vào sự có mặt của các khống nguyên P, P1 và Pk mà người ta chia ra năm nhóm sau:

  • Nhóm P1, có kháng nguyên P, P1
  • Nhóm P2, có kháng nguyên P
  • Nhóm P1k, có kháng nguyên P1, Pk
  • Nhóm P2k có kháng nguyên Pk
  • Nhóm P không có kháng nguyên hệ P

Có thể tóm tắt theo bảng đặc điểm các nhóm máu hệ thống p như sau (bảng 4.4)

Kháng thể hệ thống P

Ngoài kháng thể chông P, chông P1, chống Pk người ta còn gặp kháng thể chống P1k phản ứng với hồng cầu có ít nhất một trong các kháng nguyên P,P1, Pk kháng thể này gặp ở tất cả những người nhóm Pk thường là IgM.

Kháng thể chống P1 thường gặp ở người P2, là IgM hoạt động ở nhiệt độ lạnh.

Kháng thể chông P, có thể gặp ở người nhóm Pk mặc dù hiếm nhưng cũng có thể gây tan máu mạnh.

Ý nghĩa trong truyền máu

Kháng thể chông P hiếm gặp nhưng cũng có thể gây tai biến truyền máu vì phản ứng mạnh

Kháng thể chông P1 có thể gây phản ứng truyền máu nhất là khi gắn bổ thể. Tuy nhiên nhiều trường hợp truyền máu P1 dương cho bệnh nhân có kháng thể chống Pl lạnh vẫn không phản ứng

Kháng thể chông P,Pl,Pk hiếm gặp nhưng khi có mặt có thể gây tai biến truyền máu, cần phải hết sức chú ý, kháng thể này cũng có thể gây tan máu trẻ sơ sinh.

Kháng thể chống P1 không gây tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng mẹ con.

Hệ nhóm máu li

Kháng nguyên

Hệ nhóm máu li gồm hai kháng nguyên chính là I và i

Điểm đặc biệt của hệ thống li là sự thay đổi kháng nguyên trong quá trình phát triển cá thể. Lúc mới sinh, hồng cầu trẻ sơ sinh có kháng nguyên i, kháng nguyên i giảm dần và kháng nguyên I tăng dần để đến 18 tháng tuổi thì hồng cầu mang kháng nguyên I và kháng nguyên I tồn tại suốt đời.

Người nhóm i là người đến tuổi trưởng thành mà hồng cầu không có hoặc có rất ít kháng nguyên I. Tỷ lệ người nhóm i rất hiếm gặp.

Cho đến nay người ta đã gặp những người I-, i- gọi là người không có nhóm li.

Kháng thể

Kháng thể chống I là IgM, gặp ở hầu hết người nhóm i, không có vai trò trong bệnh tan máu trẻ sơ sinh.

Kháng thể tự miễn chống I là kháng thể phổ biến nhất gây ra thiếu máu tan máu tự miễn, là kháng thể kết hợp bổ thể. Kháng thể chống I thường tăng hiệu giá khi nhiễm trùng nhất là nhiễm phế cầu.

Kháng thể chống i: thường là IgM, cũng có thể IgG, có thể gây tan máu trẻ sơ sinh.

Hệ thống nhóm máu Duffy

Kháng nguyên

Hai kháng nguyên cơ bản của hệ thống Duffy là Fya và Fyb. Đây là hai kháng nguyên do hai alen Fya và Fyb đồng trội tạo nên, vì vậy có thể có các kiểu hình là Fy (a+,b-), Fy (a+b+) Fy (a-b+, Fy (a-b-).

Ngoài ra người ta cồn thấy có các kháng nguyên Fy3, Fy4, Fy5, Fy6

Người ta cho rằng hai locus liền kề quy định các kháng nguyên hệ Duffy, một locus gồm các alen Fya Fyb Fyx Fy trong đó alen Fyb, Fyx đều tạo kháng nguyên Fyb, nhưng Fyx tạo Fyb yếu, gen Fy là gen câm. Một locus khác gồm cốc alen Fy3, Fy4, Fy5, Fy6. Người ta thấy có mối liên kết giữa hai locus ví dụ người Fy (a-b-) thường có Fy3, Fy4.

Tần suất các kháng nguyên Duffy liên quan tới chủng tộc: trong khi ở người da trắng rất hiếm Fy (a-b-) thì hầu hết người da đen là Fy (a-b-). Trên 80% người Việt Nam là Fy (a+b-).

Kháng thể

Khống thể chống Fya và chống Fyb là kháng thể miễn dịch thường là IgG, phát hiện bằng nghiệm pháp Coombs, kháng thể chống Fyb xuất hiện ít hơn nhiều so với kháng thể chống Fya.

Kháng thể chống Fya và chông Fyb có thể là nguyên nhân gây tai biến truyền máu và tan máu trẻ sơ sinh

Hệ thống nhóm máu Kidd

Kháng nguyên

Hệ thống nhóm máu KiDD gồm hai kháng nguyên chính là JKa và JKb do hai alen JKa và JKb đồng trội quyết định. Các kiểu hình có thể là: JK (a+b-), JK (a+b+), JK (a-b+), JK (a-b-), trong đó rất hiếm gặp JK (a-b-).

Khả năng miễn dịch của JK“ và JKb thấp, nhất là JKb.

Kháng thể

Hầu hết là kháng thể miễn dịch và hết khi không còn kích thích kháng nguyên, phát hiện bằng nghiệm pháp Coombs gián tiếp, có thể là nguyên nhân gây tan máu trong truyền máu không phù hợp KiDD nhưng thường xảy ra muộn.

Các hệ nhóm máu khác

Nhiều hệ khác như: MNSs gồm các kháng nguyên M, N, S, s do các gen M, N, S, s đồng trội quy định, kháng thể này hiếm gặp.

Hệ Lutheran gồm nhiều kháng nguyên, trong đó chú ý kháng nguyên Lua và Lub có thể gây tan biến truyền máu dù rằng rất hiếm gặp.

Hệ Diego, Dombrock... và nhiều hệ khác, có vai trò ít hơn trong thực hành truyền máu

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top