MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG GIAI ĐOẠN 1995 - 2000
Chỉ số sinh học người bình thường có giá trị không chỉ đối với các nghiên cứu sinh học, nhân chủng học và quan trọng hơn, đó là các chỉ số định hướng để đánh giá trạng thối bệnh lý trong chẩn đoán bệnh.
Ngày từ 1975 Bộ Y tế đã triển khai chương trình nghiên cứu chỉ số sinh học người Việt Nam, trong đó có các chỉ số huyết học. Hơn 20 năm qua, nước ta có nhiều thay đổi: từ chiến tranh chuyển sang hòa bình xây dựng kinh tế, nhờ chính sách đổi mới và mở cửa đòi sống kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật hàng ngày được đổi mói. Trong Y học nhiều kỹ thuật và trang bị cũng đã được triển khai áp dụng. Trong đó các kỹ thuật và trang bị cho ngành huyết học đang có thay đổi lớn. Tới nay nhiều bệnh viện trung ương, tỉnh và một số huyện đã có máy đếm tê bào tự động thay cho các thao tác bằng tay. Các máy này bắt đầu triển khai từ 1995 tới nay. Thêm vào đó các chỉ số công bố 1975 mới chỉ là các chỉ số cho Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, chưa có đại diện chung cho cả nước.
Do vậy, việc đánh giá lại các chỉ số sinh học, trong đó có các chỉ số huyết học là yêu cầu cấp bách. Kết quả mới này còn có thể có giá trị góp phần phục vụ cho chiến lược sức khỏe và con người trong thế kỷ thứ 21 của nước ta.
Sau đây là một số chỉ số huyết học ở người Việt Nam bình thường được xốc định bằng máy đếm tế bào tự động được tiến hành trong giai đoạn 1995-2000 là đề tài nhánh của để tài độc lập cấp Nhà nước do trường Đại học Y Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài và quản lý. Đã được nghiệm thu năm 2001, sau đó năm 2002 Tiểu ban Huyết học – Truyền máu đã chinh lý và hoàn thiện.
Bảng 4.36. Chi số thời gian máu chảy, máu đông (n = 130)
Thời gian máu chảy | ≤ 3 phút 30 giây |
Thòi gian máu đông | 6 phút - 9 phút 30 giây. |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh