✴️ Người cho máu an toàn: Cho máu tình nguyện - không vì lợi ích kinh tế

VÌ SAO VẬN ĐỘNG CHO MÁU TÌNH NGUYỆN AN TOÀN, KHÔNG VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ CẤP BÁCH BẢO ĐẢM AN TOÀN TRUYỀN MÁU?

Do nhu cầu máu cho điều trị bệnh, cho cấp cứu, cho dự phòng thảm họa, cho an ninh quốc phòng ngày càng tăng.

Nay toàn quốc mới đạt được 25% nhu cầu máu. Do không có đủ máu dự trữ, nên nhiều trường hợp cấp cứu do chấn thương, do thảm hoạ ở các bệnh viện gặp nhiều khó khăn dễ dẫn đến tử vong, mặt khác không có điều kiện chuẩn bị kỹ nên nguy cơ lây nhiễm cao, không thực hiện được truyền máu từng phần gây nhiều tác hại và lãng phí.

TÌnh hình nhiễm trùng liên quan đến truyền máu

Số người nhiễm HIV trong cộng đồng ngày càng tăng đang là nguy cơ đe dọa an toàn truyền máu.

Số người nhiễm virus viêm gan B rất cao (15-20%), có nơi cao hơn. Số này khi cho máu không được sàng lọc tốt sẽ là nguy cơ lây nhiễm do truyền máu.Virus viêm gan gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.

Tình hình nghiện chích chất ma tuỷ đang có chiểu hướng gia tăng trong đội ngũ thanh niên trẻ có khả năng cho máu.

Số này cần tiền, họ sẵn sàng cho máu để lấy tiền.

Số người nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV chiếm 70-80%. Nếu không vận động được người cho máu tình nguyện không vì lợi ích kinh tế thì nguy cơ lây nhiễm HIV do truyền máu sẽ vô cùng lân, một người nghiện ma túy nhiễm HIV đi cho máu có thể lây HIV cho nhiều người.

 

MỤC TIÊU CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG CHO MÁU TÌNH NGUYỆN

Với các lý do kể trên, cuộc vận động cho máu tình nguyện phải đạt được các mục tiêu sau đây:

Phải được nhiều người cho máu để có đủ máu trong điều trị, có máu dự trữ cho cấp cứu, cho các thảm họa, cho an ninh và quốc phòng. Đảm bảo cung cấp máu từ 25% (hiện nay) tăng lên 50% (2005) và >80% (năm 2010).

Phải bảo đảm chất lượng và độ an toàn cao. Loại trừ hoàn toàn những người có nguy cơ lây nhiễm HIV đi cho máu. Vận động người cho máu an toàn tiếp tục cho máu (cho máu nhắc lại)

Duy trì được nguồn ngưòi cho máu an toàn, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người cho máu. Với tinh thần “An toàn truyền máu bắt đầu từ tôi" từ người cho máu tình nguyện.

Chuẩn bị nguồn người cho máu trong tương lai: hướng dẫn cho máu từ trường phổ thông.

 

NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU

Tổ chức và triển khai khẩn trương, có hiệu quả ba quyết định của Chính phủ về cung cấp máu và an toàn truyền máu

Quyết định của Thủ tướng ngày 7/4/2000 về vận động toàn dân cho máu.

Quyết định của Thủ tướng ngày 28/12/2001 về Chương trình an toàn truyền máu quốc gia giai đoạn 2001-2010.

Quyết định của Thủ tướng ngày 13/12/2001 về xây dựng 4 trung tâm truyền máu khu vực vay vốn của Ngân hàng thế giới. Thực hiện trong 5 năm (2002-2007).

Nếu thực hiện có kết quả ba quyết định này, chúng ta sẽ:

Có máu cho điều trị, có dự trữ cho an ninh quốc phòng, cho các thảm họa.

Có đủ máu đạt chất lượng và độ an toàn cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế thống nhất trong toàn quốc, khi đó nhân dân ta, người nước ngoài làm việc ở nước ta sẽ được thụ hưởng chất lượng máu giống nhau.

Truyền máu của nước ta cũng sẽ hòa nhập được với truyền máu khu vực và thế giới.

Hoàn thiện mạng lưới vận động hiến máu và quy trình, quy chế hoạt dộng của mạng lưới này

Trước hết phải nhận thức rằng đây là việc của toàn dân, mọi người phải có trách nhiệm tham gia.

Phải có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính quyền.

Phải có mạng lưới tổ chức từ Trung ương tới địa phương do hai ngành chịu trách nhiệm chính: Hội chữ thập đỏ và Bộ Y tế.

Có quy chế, nội dung và kế hoạch hoạt động cụ thể.

Có kinh phí, nhân lực.

Nội dung và biện pháp hoạt dộng cụ thể

Mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục nhàm xây dựng niềm tin và thái độ của cộng đồng dối với hiến máu

Có chương trình quốc gia về giáo dục cộng đồng, giáo dục phổ thông và kinh phí thích hợp cho chương trình này, gọi là chương trình vận động hiến máu nhân đạo.

Có đội ngũ cán bộ được đào tạo, bảo đảm về chất lượng, có kiến thức tốt, có phương pháp giao tiếp tốt. Phải chọn đội ngũ này từ các đối tượng như: giáo viên, nhà báo, chuyên gia y tế, những người hoạt động xã hội, hoạt động trong các tổ chức quần chúng... vì họ có kỹ năng truyền đạt và giảng dạy tốt, có phong cách để làm cho cộng đồng tin tưởng.

Chương trình giáo dục này phải đạt được mục tiêu: người lớn khỏe mạnh sẵn sàng cho máu đế cung cấp máu cho hiện tại, trẻ em phải là nguồn người dự trữ máu trong tương lai.

Chọn được người cho máu an toàn

Vì bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu ngày càng gia tăng, nhất là nhiễm IIIV/AID8 - nên bắt buộc chương trinh hiến máu phải chọn được người hiến máu an toàn thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm thấp, sàng lọc kỹ người hiến máu có bệnh nhiễm trùng.

Làm cho người hiến máu hiểu rõ

Cho máu không hại cho cơ thể. Để làm được điều này phải có nhiều người gương mẫu cho máu kể cả lãnh đạo và người tuyên truyền viên. Phải có tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ.

Đồng thời phải làm cho cộng đồng hiểu rõ ý nghĩa nhân đạo cao cả của việc hiến máu cứu người, vừa giúp cứu được tính mạng họ trước mắt, vừa không để họ mắc thêm bệnh lâu dài do truyền máu gây nên.

Để. làm được việc này phải làm cho người hiến máu không chỉ có lòng nhân đạo mà còn phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người nhận máu. Người cho máu viết lời bảo đảm về sức khỏe và chất lượng máu của mình hiến cho người bệnh.

Phát triển ý tưởng tốt của người hiến máu là nếu mình bị bệnh thì nhất định không cho máu để không lây bệnh cho người khác.

Phát triển vận động hiến máu không lấy tiền, bao gồm khâu tuyển chọn và duy trì nguồn người cho máu an toàn trong cộng đồng. Làm cho mọi người hiểu rõ hiến máu nhăn đạo không lấy tiền là cách an toàn nhất, hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu.

Các bước sàng lọc phải tiến hành hết sức nghiêm ngặt cả hai đối tượng người cho máu thường xuyên và người cho máu lần đầu.

Tuyên truyền để họ hiểu rõ ý nghĩa, trách nhiệm của việc cho máu. Từ đó họ tự nguyện cho máu nhân đạo nếu có sức khỏe, hoặc không cho máu nếu có yếu tô nguy cơ.

Khám sức khỏe toàn diện, phát hiện để loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện cho máu nhằm giữ an toàn sức khỏe cho họ.

Tư vấn tốt cho họ trước khi cho máu để tiếp tục loại trừ các yếu tô” nguy cơ cao.

Sàng lọc tốt các tác nhân gây bệnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nhân viên xét nghiệm có tay nghề tinh sảo.

Chinh phủ cam kết có chương trình, chính sách máu và an toàn máu quốc gia, trước hết là chăm lo nguồn người cho máu an toàn

Duy trì nguồn người cho máu an toàn

Làm cho mọi người hiểu rằng người tình nguyện hiến máu, hiến máu không lấy tiền và cho máu thường xuyên là an toàn hơn cả trong phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường truyền máu. Do đó việc duy trì sô” người này cho máu thường xuyên là rất cẩn thiết cho an toàn truyền máu.

Tổ chức thu gom máu phải làm cho người hiến máu cảm thấy an toàn trong quá trình hiên máu bằng việc làm thực tế của mình, cụ thể là:

Vị trí, địa điểm, nơi lấy máu thuận tiện dễ đến, sạch sẽ, lịch sự, có trang bị tốt, có sức hấp dẫn với mọi người.

Các chỉ số sử dụng để giám sát và đánh giá phương pháp thu gom máu và gọi người cho máu.

Số đơn vị máu thu nhận được ở mỗi đợt vận động.

Giá thành mỗi đơn vị máu của mỗi đợt.

Tổng sô đơn vị máu thu được so với sô” nhân viên đi thu nhận máu.

Số lượng đơn vị máu loại bỏ qua mỗi đợt và mỗi lần hoạt động lưu động hoặc cố định.

Sô lượng các buổi nhận máu lưu động.

Hiệu quả đào tạo nhân viên làm vận động cho máu.

Tỷ lệ máu thu được so với yêu cầu đặt ra.

 

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU

Tổ chức mạng lưới ban chỉ dạo vận động hiến máu từ Trung ương tới địa phương

(3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện) bao gồm các thành phần: đại diện chính quyền, y tế, chữ thập đỏ, thanh niên, phụ nữ, quân đội, cựu chiến binh, khoa giáo, các cơ quan truyền thông đại chúng.

Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác vận động hiến máu ở địa phương mình bao gồm:

Lập kê hoạch về nhu cầu máu của địa phương.

Chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động.

Tổ chức đánh giá kết quả

Quản lý tài chính nếu có.

Quản lý người cho máu an toàn

Lập hồ sơ quản lý, quản lý qua mạng máy tính

Phát hiện người có yếu tố nguy cơ đi cho máu.

Động viên người cho máu an toàn tiếp tục cho máu nhắc lại, duy trì nguồn người cho máu an toàn.

Tổ chức chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho người cho máu

Tiếp đón nhẹ nhàng, làm cho người cho máu thoải mái, tự hào được làm một việc thiện.

Nhắc nhở họ chuẩn bị tốt trước khi cho máu, nhất là người cho máu lần đầu về tinh thần, giấc ngủ đêm trước, ăn trước khi cho máu.

Bảo mật các thông tin về bệnh tật cho người cho máu.

Châm sóc sau khi cho máu, nhất là người có biểu hiện không bình thường khi cho máu.

Thông báo và tư vấn sức khỏe sau cho máu.

Quan hệ với cộng đồng

Tiếp tục tuyên truyền động viên, thư mời cho máu nhắc lại, tư vấn bảo vệ sức khỏe để duy trì nguồn người cho máu an toàn.

Tổ chức các điểm lấy máu thuận lợi cho người cho máu sạch, thoáng, lịch sự, thể hiện sự trân trọng người cho máu tình nguyện, có sức hấp dẫn như một địa chỉ tốt của những người làm nhân đạo.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top