✴️ Sinh lý-sinh hóa máu (P1)

Nội dung

Máu gồm hai phần: Tế bào và huyết tương. Tế bào gồm hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), tiểu cầu (TC). Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tô, protein, muối khoáng và nước. Máu là tổ chức lỏng lẻo điều hoà toàn bộ các hoạt động cơ thể nhờ các chức năng sau:

Điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp.

Cung cấp oxy để sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Đào thải C02 qua phổi, đào thải nước - cặn bã qua đường nước tiểu, chuyển các chất về gan để tổng hợp chất mới và khử độc, đào thải qua mồ hôi, tiêu hủy tế bào già qua lách và tổ chức liên võng.

Cung cấp nguyên liệu cho tạo dựng cơ thể.

Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng bằng cơ chế miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Cầm máu bằng cơ chế đông máu.

Với 6 chức năng chủ yếu nói trên, máu giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự sông của con người.

 

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU (SINH LÝ - SINH HÓA)

Thành phần tế bào

Hồng cầu

Một số đặc điểm hồng cầu

Hình đĩa, không có nhân, chứa huyết sắc tố (HST) làm nhiệm vụ gắn 02 ở phổi, vận chuyển tới tổ chức, sau đó phối hợp với huyết tương vận chuyển C02 đào thải qua phổi. Hồng cầu sông 120 ngày kể từ khi trưởng thành, chúng tiêu huỷ ở lách và các tổ chức liên võng khác. Màng hồng cầu có vai trò quan trong trong duy trì cân bằng giữa môi trường và hồng cầu, hoạt động này do bơm natri đảm nhận.

Màng hồng cầu

Hồng cầu không có nhân, không có ty lạp thể, không có polyribosom, hoặc acid nucleic, do vậy hồng cầu không có khả năng tổng hợp protein, hồng cầu chứa chủ yếu huyết sắc tố. Tuy nhiên hồng cầu tự tạo năng lượng để cho hoạt động của huyết sắc tố và cho sự tồn tại của hồng cầu.

Thành phần

Protein: 52%

Lipid: 40%, chủ yếu cholesterol, phospholipid, acid béo tự do và glucolipid (rất ít).

Carbohydrat: 8%

Cấu trúc màng hồng cầu (H. 1.22)

Bề dày: màng hồng cầu dày 10nm

Các thành phần cấu trúc màng gồm có:

Lớp ngoài cùng: carbon hydrat kỵ nước, liên kết với lipid và protein tạo thành glycoprotein. Trên lớp màng là các kháng nguyên nhóm máu (H.1.22).

Lớp lipid màng: phospholipid bảo vệ tính mềm dẻo của màng hổng cầu gồm hai lớp (lớp mỡ kép). Lipid màng có chotesterol, phospholipid và glycolipid.

Lớp protein màng:

Protein xuyên màng (protein mặt ngoài màng): bank 3 và glycophorin đây là thành phần chính.

Protein bank 3: chiếm 25% protein màng, tạo ra nhiễm sắc thể 17 với 911 acid amin, mỗi hồng cầu có khoảng 1x10^6 bank 3, có quan hệ chặt chẽ với các protein bào tương (rìa trong) như spectrin, actin, ankyrin, Hb...

Glycophorin: là protein xuyên màng, có 4 typ: A, B, C, D. Chiếm khoảng 2% tổng số protein màng. Glycophorin A, B, C thuộc lãnh địa của polypeptid, chứa đựng khoảng 131 (A); 72 (B); 128 (C) acid amin. Glyco - A, B được tổng hợp bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể số 4, còn glyco - C được tổng hợp bởi gen trên nhiễm sắc thể số 2, bản chất là syalic acid giầu glycoprotein.

Các protein mặt trong của hồng cầu: các protein này lát bề mặt phía trong hồng cầu, gồm có:

Spectrin: có khoảng 200.000 copy, 260.000 dalton, gen mã hóa cho protein màng nằm trên nhiễm sắc thể số 1 (spectrin α) và số 14 (spectrin β).

Actin: liên kết với spectrin, protein màng được cod hóa bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể số 1, có khoảng 200.000 copy với 622 acid amin. Phức hợp liên kết giữa spectrin, actin, adducin và protein 4 - 1 khá chặt chẽ. Trong đó adducin là protein điều hòa calci gọi là calmodulin, protein này góp phần làm cho liên kết spectrin - actin càng thêm chặt chẽ.

Ankyrin (bank 21) được tổng hợp bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể sô' 8, dài 1879 a.amin. Ankyrin liên kết spectrin α và β với protein bank 3 xuyên màng.

https://suckhoe.us/photos/174/huy%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20truy%E1%BB%81n%20m%C3%A1u/image081.jpg

Các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu

Các kháng nguyên nhóm máu phần lớn thuộc nhóm carbohydrat. Tuy nhiên có thể chia 3 nhóm nhỏ:

Các kháng nguyên thuộc carbohydrat gồm có nhóm máu hệ ABO, hệ Lewis, P, I.

Các kháng nguyên thuộc protein gồm có Rh, MNS, Kell, Kidd, Lutheran, Duffy, Gerbich, Gromr, Xg...

Các kháng nguyên chưa rõ nguồn gốc: Dieg, Colton, Er.

Hoạt động của màng hồng cầu

Màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu, các kháng nguyên này nằm trên bề mặt hồng cầu, chúng là các liên kết của carbohydrat - lipid - protein.

Màng hồng cầu không cho protein và các chất tan trong nước đi qua như albumin, globulin, Na, K..., nhưng lại cho các chất hòa tan trong lipid đi qua như: HC03-, 02.

Màng hồng cầu duy trì áp lực thẩm thấu giữa trong và ngoài hồng cầu nhờ hoạt động bơm của “Natri”.

Màng hồng cầu có tính mềm dẻo cao, nhờ đó hồng cầu uốn mình qua hệ thông mao mạch.

Hoạt động của màng hồng cầu cần năng lượng do đó có khả năng tạo ra các gốc tự do gây tác hại cho hồng cầu bảo quản.

Bạch cầu:

Làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chông nhiễm trùng, bạch cầu có nhân, màu trong suốt, về hình thái có thể chia 3 nhóm:

Nhóm bạch cầu hạt, hoặc bạch cầu đa nhân.

Nhóm không có hạt hoặc bạch cầu đơn nhân. Nhóm này chia 2 nhóm nhỏ: Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte, dendritic cells) và bạch cầu nhân nhỏ (lymphocyte).

Về mặt chức năng, có thể chia 2 nhóm:

Nhóm miễn dịch gồm: lympho, tương bào sản xuất khống thể và tế bào trình diện kháng nguyên mono, đại thực bào, tê bào dendritic.

Nhóm thực bào: bạch cầu hạt, mono, đại thực bào; tế bào dendritic.

Bạch cầu đa nhân có đời sống ngắn, khoảng 14 ngày, trong đó có 6-7 ngày sinh sản và biệt hóa, 7 ngày còn lại là thời gian hoàn thiện trưởng thành, ở máu 24 giờ, vào tổ chức và tiêu hủy ở đó sau 24-48 giờ.

Mono, đại thực bào, lympho sau khi trưởng thành tủy khoảng 4-6 ngày, chúng ra máu tồn tại ở đây 8-72 giờ, rồi vào tổ chức, ở tổ chức mono và lympho có thể sống dài nhiều tháng.

Tiểu cầu:

Là tế bào nhỏ nhất, hình đĩa, không có nhân, có hệ thống NSC khá phong phú, được hình thành từ NSC của mẫu tiểu cầu, thời gian từ nguyên mẫu tiểu cầu tới tiểu cầu khoảng 6-7 ngày, đời sông tiểu cầu ngắn, khoảng 8-14 ngày. Sau đó bị tiêu hủy ở lách và các tổ chức liên võng khác, bảo quản được 5 ngày ở 22°c, lắc liên tục.

Tiểu cầu làm nhiệm vụ cầm máu nhờ có chức năng dính (adhesion), ngưng tập (aggregation), chế tiết (secretion) nhiều chất gây hoạt mạch: ADP, serotonin, histamin, ííbrinogen, enzym, hyparin, P-Thromboglobulin, yếu tố 4 tiểu cầu, đồng thời kích thích tế bào nội mạch tăng tổng hợp acid arachidonic, tạo thành thromboxan A2 và kích thích nội mạch sản xuất prostacyclin.

Các thành phần huyết tương

Là phần dịch thể của máu gồm nhiều chất quan trọng cho sự sống. Tỷ trọng 1,051 ± 0,005, pH 7,3 - 7,4atm ở 37°c, áp thẩm thâu 7,2 - 8,1.

Nước:

Ở người trưởng thành, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng toàn cơ

thế, nước phần lớn nằm ngoài tế bào ở dịch kẽ và máu tuần hoàn, duy trì cân bằng nước giữa, trong và ngoài tế bào.

Các chất khoáng:

Natri, kali, clo, hydro, magie, calci, các chất kiềm khác, sắt...

Protein gồm có:

Albumin và globulin. Trong globulin có 4 thành phần nhờ α1, α2, β và γ. Trong γ-globulin có các globulin miễn dịch (Immunoglobulin = Ig) đó là IgA, IgG, IgM, IgD, IgE.

Về chức năng có thể phân chia ra các nhóm sau đây:

Chức năng miễn dịch: bao gồm các Ig và bổ thể tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể: tăng thực bào, phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên và vi khuẩn, virus.

Duy trì áp lực keo - độ nhớt máu: Albumin.

Chức năng đông máu: gồm các chất đông máu và các chất kháng đông (AT III, protein c, protein S).

Vận chuyển các chất:

Vận chuyển chất dinh dưỡng đến tổ chức và vận chuyển các chất bã đào thải qua thận, phổi, mồ hôi, tiêu hóa như: transferrin vận chuyển sắt, transcobalamin vận chuyển B12, haptoglobin vận chuyển HST tự do.

Vận chuyển protein cần thiết tổng hợp tế bào và tổ chức.

Vận chuyển lipid, triglycerid, cholesterol nhò lipoprotein.

Các nội tiết tố và cytokin: Lượng của chúng tuy rất nhỏ nhưng chức năng rất quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể.

Lipid:

Tham gia điều hòa nội môi, dinh dưõng, tạo tổ chức.

Đường:

Dinh dưỡng tạo năng lượng.

Các sinh tố tham gia tổng hợp các chát và chuyển hóa năng lượng.

 

Xem tiếp phần 2

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top