Hiện nay an toàn truyền máu của toàn thế giới đang gặp khó khăn lớn, đó là nhu cầu máu ngày càng gia tăng, và an toàn truyền máu phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, nhất là phòng lây nhiễm HIV. ở nước ta đây cũng là hai vấn đề nóng bỏng nhất của công tác truyền máu và an toàn truyền máu. Truyền máu tự thân chính là một giải pháp tăng nguồn cung cấp máu và an toàn truyền máu
Truyền máu tự thân là truyền máu mà người cho máu và người nhận máu là cùng một cá thể. Nghĩa là lấy máu của bản thân truyền lại cho chính bản thân mình, do đó được gọi là truyền máu tự thân (Autologus Transíusion). Truyền máu tự thân đã có khoảng 100 năm trước đây. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây nó được nhắc loại và được coi là một trong các chiến lược đảm bảo an toàn truyền máu trên toàn thế giới.
Truyền máu tự thân có lợi và bất lợi gì? Đây là điều cơ bản cần biết trước khi xây dựng chiến lược này.
VỀ LỢI ÍCH CỦA TRUYỀN MÁU TỰ THÂN
Bảo đảm phòng lây nhiễm các hệnh nhiễm trùng qua truyền máu như HIV, HBV, HCV, giang mai là những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà bằng phương pháp sàng lọc huyết thanh chưa đảm bảo được 100% an toàn.
Bảo vệ và loại trừ được các phản ứng miễn dịch đồng loài do bất đồng nhóm máu hệ ABO, Rh ... hệ HLA, bệnh ghép chống chủ do truyền máu.
Loại trừ được các phản ứng: sốt, dị ứng.
Tăng thêm nguồn cung cấp máu an toàn nhất là trong điểu kiện nước ta đang thiếu nguồn người cho máu.
Không gây tai biến gì cho người bệnh khi lấy máu và truyền máu cho họ.
Kích thích sinh hồng cầu.
Vết thương chóng hồi phục và sớm thành sẹo.
Về kinh tế: giảm bớt được khoản chi phí cho xét nghiệm an toàn truyền máu.
VỂ BẤT LỢI CỦA TRUYỀN MÁU TỰ THÂN
Phản ứng khi lấy máu nhất là với trường hợp lấy máu trước phẫu thuật.
Có thể khắc phục được bằng chuẩn bị tư tưởng tốt cho người bệnh và có sự phối hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và người truyền máu.
Gây phức tạp thêm cho nhà phẫu thuật và truyền máu vì phải làm công tác tư tưởng, chuẩn bị bệnh nhân.
Ngày phẫu thuật có thể trì hoãn việc bảo quản máu này gặp khó khăn.
Tất cả những bất lợi này có thể khắc phục được bằng cách có hợp tác chặt chẽ giữa 3 thành phần: người phẫu thuật viên, người làm truyền máu và bệnh nhân (cho và nhận máu).
Có mấy loại truyền máu tự thân:
Theo tài liệu của Hội truyền máu Mỹ (AABB) gần đây, người ta chia thành 4 loại:
CÁC KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU TỰ THÂN
Cho máu trước phẫu thuật
Có thể đây là mục đích chính của truyền máu tự thân vừa giúp ta giải quyết được tình trạng khan hiếm người cho máu vừa đảm bảo an toàn truyền máu, đỡ tôn kém.
Đối tượng áp dụng rất rộng rãi
Tuổi: có thể áp dụng cho cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
Giới: Nam, nữ đểu có thể ốp dụng tốt.
Bệnh cần phẫu thuật: phẫu thuật tim mạch, thận, chỉnh hình, khối u.
Chuẩn bị trước khi cho máu
Thông báo cho bệnh nhân, nói chuyện, giải thích cho người bệnh nhân yên tâm và phối hợp với thầy thuốc, tránh sự sợ hãi xảy ra khi lấy máu.
Kiểm tra các xét nghiệm
Định lại nhóm máu ABO, các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng không cần thiết. Nhưng nếu có nghi ngờ bệnh lây truyền cho nhân viên y tế thì có thể xét nghiệm như HIV, HBV hoặc nếu được sự đồng ý của bệnh nhân thì có thể sử dụng người này thành người cho máu đồng loài thì có thể phải kiểm tra các bệnh nhiễm trùng sau 3 ngày bảo quản máu để lựa chọn.
Lịch lấy máu và số lượng máu lấy ra
Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của phẫu thuật viên và tình trạng của bệnh nhân, ở đây chỉ nêu lên một số nguyên tắc cơ bản cần thực hiện.
Ngày phẫu thuật phải cách lần lấy đơn vị máu cuối cùng ít nhất là 72 giờ. Theo nguyên lý tạo máu và tuần hoàn thì thời gian thích hợp cho phẫu thuật là sau 2 tuần kể từ ngày lấy đơn vị máu cuối cùng.
Hàm lượng huyết sắc tố cho phép: tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Theo tài liệu của ngành Truyền máu Mỹ (AA-BB) thì không nên lấy máu ở người có hematocrit ≤33%. Tuy nhiên họ khuyên rằng tuỳ tình trạng bệnh nhân mà có thể lấy cả những người có hematocrit cao hơn hoặc thấp hơn 33%.
Khối lượng máu lấy được tính theo kg cân nặng của bệnh nhân thường lấy 5-7ml/kg tương đương 5% (khối lượng máu toàn cơ thể).
Người thầy thuốc phải chịu trách nhiệm về sức khoẻ cho người cho máu là người bệnh.
Về pháp lý, túi máu phải được kiểm tra về các tiêu chuẩn an toàn như là một túi máu đồng loài, bao gồm các an toàn: về tương đồng nhóm máu, về bệnh nhiễm trùng, phải có kết quả huyết sắc tố và hemetocrit của chai máu, không gây trở ngại gì cho người nhận đồng loài.
Chỉ nên dùng cho các đối tượng người bệnh sau: phẫu thuật chỉnh hình, tim mạch, phụ nữ có chửa đẻ bị chảy máu.
Bảo quản và vận chuyển
Về bảo quản có hai cách:
Truyền máu trả lại cho bệnh nhân
Về nguyên tắc vẫn phải kiểm tra lại các phản ứng tương đồng nhóm máu như truyền máu đồng loài không được bỏ qua.
Không phải bất hoạt lympho qua tia gamma.
Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.
Thông báo vé kết quả cho co sở truyền máu
Thông báo này bao gồm: số lượng đã dùng, phần còn lại cần gửi trả lại cho kho máu.
Kết quả về lâm sàng và các phản ứng nếu có xảy ra trong quá trình truyền máu tự thân.
Vấn đề sử dụng chéo máu tự thân
Máu tự thân lấy trước mổ, có khi không cần dùng đến, vậy có thể dùng cho người khác được không?
Về nguyên tắc là có thể được nhưng phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
Pha loãng mếu trước phẫu thuật
Pha loãng máu trước phẫu thuật là một phương pháp truyền máu tự thân bằng cách lấy ra một vài đơn vị máu ở thời điểm ngay trước khi bắt đầu mổ và truyền bù đắp cho bệnh nhân bằng dung dịch thay thế. số máu lấy ra sẽ truyền trả lại cho bệnh nhân trong khi mổ hoặc sau mổ, khi về giường bệnh.
Lợi ích của truyền máu tự thân bằng phương pháp pha loãng
Độ nhớt của máu giảm, do đó máu pha loãng có tác dụng tăng tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn vi mạch, tăng trao đổi oxy ở tổ chức.
Khối hồng cầu giảm làm giảm gánh nặng tuần hoàn cho bệnh nhân ngay từ lúc bắt đầu mô do lấy máu pha loãng, khối lượng tuần hoàn giảm sẽ giúp cho tuần hoàn não, thận tốt hơn trong thời gian phẫu thuật.
Lấy máu ở thời gian ngay trước khi bắt đầu mổ giúp bảo toàn được một phần tiểu cầu và yếu tố đông máu, do đó khi truyền trả lại cho bệnh nhân kết quả tốt.
Chọn lọc bệnh nhân cho phương pháp này
Truyền máu tự thân bằng phương pháp thu gom máu trong phẫu thuật
Thu gom máu và truyền lại trong mổ là cách lấy lại máu đã chảy ra ở vị trí mổ, hoặc xoang rỗng chứa máu khi vỡ phủ tạng. Phương pháp an toàn và không nguy hại cho bệnh nhân, đang được áp dụng trong phẫu thuật tim, chỉnh hình, tai biến sản phụ, chấn thương vỡ lách, còn gọi là phương pháp truyền máu hoàn hồi.
Cách thu gom
Cách thủ công
Dùng máy hút :
Các nguy cơ có thể gặp, cách khắc phục
Tắc mạch do cục máu đông nhỏ: khắc phục bằng 2 lần lọc, qua gạc như đã mô tả ở trên và lọc qua bầu lọc của dây truyền máu.
Viêm thận cấp do hemoglobin tự do thải qua thận trong điều kiện HA giảm, lưu lượng máu qua thận giảm, khắc phục bằng cách ly tâm kiểm tra lượng hematocrit, nếu > 15% thì vẫn an toàn. Tuy nhiên nhiều cơ sỏ đã truyền theo cách này mà chưa gặp tai biến tại thận. Thêm vào đó, thường ở các bệnh nhân này người phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê - hồi sức vẫn cho truyền dịch khá đầy đủ.
Nhiễm trùng do thu gom máu trong chu trình hở, nếu phòng mổ vô trùng tốt, các dụng cụ thu gom được vô khuẩn, sau mổ thầy thuốc thường cho kháng sinh phổ rộng trong 3 ngày đầu, nên nguy cơ này ít xảy ra.
Bảo quản
Nếu thu gom trong điều kiện vô trùng thì máu có thể bảo quản và dùng truyền lại cho bệnh nhân trong 6 giờ. Nếu bảo quản ở 2 - 6°C thì dùng được trong 24 giờ. Nhưng muốn bảo quản cần dán nhãn, ghi tên rất cẩn thận.
Thu gom máu sau phẫu thuật
Cách này người thu gom máu qua cốc đường dẫn lưu sau mổ. Nếu thu gom đảm bảo vô trùng có thể truyền lại cho bệnh nhân qua màng lọc để loại bỏ các cặn ngưng kết của tế bào. Máu này có thể truyền lại trong khoảng 6 giờ bảo quản.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh