✴️ Các phương pháp trị liệu cho móng

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

Móng được sử dụng để tự vệ, nhận cảm giác và giao tiếp xã hội.

Các vấn đề bệnh lý và thẩm mỹ liên quan đến móng bao gồm nhiễm trùng (paronychia), nấm (onychomycosis), bong tróc móng (onycholysis), móng chia đôi (oncychoshizia), dị ứng mỹ phẩm và các thủ thuật thẩm mỹ móng.

Cấu trúc và sự phát triển của móng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện sinh lý, vấn đề sức khoẻ và sử dụng thuốc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu xuất hiện sự thay đổi bất thường ở móng để được chẩn đoán và điều trị.

 

GIỚI THIỆU

Móng có bề ngoài khỏe mạnh, được chăm sóc tốt là một biểu hiện của cái đẹp và sức khoẻ. Các bất thường ở móng có thể làm bối rối và tự ti trong giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Những thay đổi ở móng có thể là tự nhiên hoặc do nhiều yếu tố, di truyền, môi trường, thuốc và nhiễm trùng. Sử dụng mỹ phẩm cho móng và các thủ thuật thẩm mỹ ở móng cũng có thể có hại, gây nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng móng. Bên cạnh đó, có những sản phẩm hiệu quả giúp che phủ và cải thiện bề ngoài của móng bị tổn thương. Bác sĩ có thể chẩn đoán loại rối loạn ở móng của bệnh nhân cũng như lựa chọn điều trị phù hợp. Hiệu quả của các phương pháp điều trị thẩm mỹ cho móng sẽ tuỳ theo mỗi cá nhân khác nhau.

 

CẤU TẠO MÓNG

Móng được chia thành các phần khác nhau: phiến móng, giường móng, lớp biểu bì liên móng, nếp móng gần và bên. Những cấu trúc này có chức năng để hỗ trợ và nuôi dưỡng móng phát triển và bất kỳ sự gián đoạn nào đối với cấu trúc này có thể dẫn đến bất thường về móng [1].

Gốc của móng kéo dài vài mm dưới da và là nơi sản xuất các thành phần móng gọi là mầm móng. Mầm móng liên tục sản xuất các tế bào sẽ tăng trưởng và phát triển để trở thành phiến móng. Phiến móng là bộ phận dễ thấy nhất của móng được tạo thành từ một loại protein cứng có tên keratin, tương tự như protein có trong da và lông. Biểu bì liên móng là da ở điểm nối của thân móng và da ngón tay, giúp hình thành một vùng bảo vệ xung quanh thân móng ngăn chặn vi khuẩn và nấm xâm nhập vào móng tay [1]

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÓNG

Thông thường, mất khoảng một trăm ngày để móng tay dài ra một centimet. Có thể mất đến bốn đến sáu tháng để một móng tay mọc lại hoàn toàn. Móng chân dày hơn, cứng hơn và mất nhiều thời gian hơn để phát triển do mầm móng lớn hơn, có thể cần tới mười hai đến mười tám tháng để mọc lại hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, di truyền và môi trường quyết định tốc độ tăng trưởng của móng và có thể thay đổi tùy theo người. Ví dụ, người già, mùa đông, dinh dưỡng kém, nhiễm trùng, một số loại thuốc, móng chân và ngón tay cái và ngón tay út là những yếu tố làm chậm sự phát triển của móng [2].

NHỮNG BẤT THƯỜNG VÀ BỆNH LÝ Ở MÓNG

Tình trạng sức khoẻ toàn thân ảnh hưởng đến móng 

Thay đổi ở móng có thể là một dấu hiệu cho tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể. Các thay đổi nhẹ hoặc rõ ràng về màu sắc, hình dạng, sự tăng trưởng của móng có thể là biểu hiện của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Những đường vân dọc hoặc đường trắng và đốm thường là những rối loạn vô hại liên quan đến lão hóa hoặc chấn thương móng

Trong những bệnh lý nghiêm trọng, cơ thể sẽ ngừng phát triển móng và chuyển năng lượng đến các cơ quan thiết yếu như tim và não. Khi móng bắt đầu mọc lại, chúng có những đường kẻ ngang gọi là đường Beau, chứng tỏ nơi tăng trưởng đã tạm thời dừng lại. Móng bị đổi màu có thể do một số yếu tố như hút thuốc, thuốc nhuộm, thực phẩm hoặc sơn móng tay. Các tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng như suy gan và thận và một số loại thuốc cũng có thể làm đổi màu móng tay.

 

Ngón tay dùi cui (clubbing) hay tình trạng cong quá mức của móng tay có thể chỉ ra mức oxy thấp trong máu gây ra bởi bệnh phổi, tim hoặc gan. 

Nồng độ sắt trong máu thấp có thể gây ra móng tay hình muỗng (spoon nail). 

Các tình trạng viêm như bệnh vẩy nến hoặc lichen planus có thể ảnh hưởng đến móng và tạo ra vết lõm, tách hoặc rỗ móng. Có hàng trăm bệnh có thể gây ra thay đổi móng. Nên trao đổi với bác sĩ để đánh giá thêm nếu gặp phải những thay đổi đột ngột về móng [3].

Tụ máu dưới móng

Nếu vô tình đập ngón tay vào cửa xe, sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội ở lúc đầu, theo thời gian móng đổi sang màu tối do sự tích tụ máu dưới móng trở nên nhiều hơn. Nếu bị chấn thương nghiêm trọng ở móng tay và ngón tay hoặc ngón chân trong tai nạn, nên đến phòng cấp cứu để đánh giá thêm và kiểm tra bao gồm cả hình ảnh X quang. Móng tay bị tổn thương nặng có thể được thoát dịch và loại bỏ móng tay. Nếu đó là một tai nạn nhỏ và cơn đau giảm nhanh chóng, có thể không cần điều trị. Móng có thể tự rụng vì sự tích tụ máu đẩy móng lên và hướng ra ngoài [4].

Móng chọc thịt

Móng chân chọc thịt có thể xảy ra khi mang giày chật không hở ngón hoặc chăm sóc móng kém. Đây là một bệnh móng phổ biến và đau do phiến móng cắt xâm lấn vào vùng da xung quanh của giường móng. Người bị móng chọc thịt bị đau và sưng ở rìa móng. Trong hầu hết các trường hợp, ngâm nước ấm và kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Móng chọc thịt nặng hơn đ i hỏi phải điều trị bằng phẫu thuật, trong đó cắt bỏ một phần móng hoặc nhổ bỏ hoàn toàn móng. Người bị móng chọc thịt nên đến bác sĩ để có lựa chọn điều trị thích hợp nhất [4].

 

MỸ PHẨM VÀ CÁC THỦ THUẬT TRÊN MÓNG

Mỹ phẩm cho móng và các thủ thuật thẩm mỹ có thể có hại do có nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng móng. Các sản phẩm cho móng dùng ở nhà và các cơ sở làm móng được quy định bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Theo luật, các sản phẩm cho móng không chứa các sản phẩm gây hại khi sử dụng theo hướng dẫn. Người tiêu dùng nên đọc nhãn của các sản phẩm cho móng cẩn thận và chú ý các cảnh báo. Điều cần thiết là phải hiểu các vật liệu và phương pháp thẩm mỹ an toàn để tránh các phản ứng bất lợi và biến chứng ở móng [5].

Chăm sóc móng

Mọi người đã nhờ vào thợ làm móng để có được bộ móng sạch sẽ, khỏe mạnh trong nhiều thế kỷ. Ở Babylonia, những người thuộc tầng lớp cao được chăm sóc móng bằng các dụng cụ làm từ vàng nguyên khối. Ngày nay, làm móng tay và móng chân vẫn là một thói quen phổ biến cho cả nam giới và phụ nữ muốn chăm sóc móng tay và chân tốt hơn. Mọi người nên đến các cơ sở với các kỹ thuật viên đã được cấp phép. Các chuyên gia được đào tạo không chỉ hiểu biết về các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến trị liệu thẩm mỹ cho móng, mà c n thành thạo các phương pháp sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và chấn thương móng. Các biện pháp ph ng ngừa nên được thực hiện trong các thủ thuật làm tổn thương lớp bảo vệ xung quanh phiến móng và dẫn đến biến chứng móng. Bảng 1 liệt kê các biến chứng liên quan đến làm móng tay và móng chân cũng như các lựa chọn để xử lý. Cắt bỏ mạnh vết chai da và giũa móng có thể gây chấn thương móng và nhiễm trùng sau đó. Hỏi kỹ thuật viên xem họ có sử dụng vật liệu dùng một lần hay không. Các virus như herpes có thể lây từ người sang người từ các công cụ không vệ sinh và dẫn đến tổn thương bóng nước nhỏ ở da. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng các bồn rửa chân tại các spa được làm sạch thường xuyên vì nó có khả năng c n tồn các mảnh vụn da tạo môi trường cho sự phát triển của nấm [6].

Bảng 1. Các vấn đề thường gặp về móng, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí liên quan đến móng tay và móng chân

Sơn móng 

Nguồn gốc của sơn móng được bắt nguồn từ 3000 trước công nguyên ở Trung Quốc. Điều thú vị là sơn móng được sử dụng để phân chia thành viên của các tầng lớp khác nhau ở Ai Cập cổ đại: các cá nhân thuộc tầng lớp thấp sơn màu nude và nhạt hơn; trong khi những người có tầng lớp cao sơn những màu đậm như màu đỏ. Các thành phần ban đầu bao gồm sáp ong, lòng trắng trứng, gelatin và thuốc nhuộm thực vật [7].

Thành phần sơn móng đã thay đổi đáng kể theo thời gian để tăng cường chất lượng của màu móng. Các biến thể khác nhau của sơn móng tồn tại bao gồm sơn nền, sơn phủ, sơn mờ và các chế phẩm gel. Mặc dù sơn móng là sản phẩm làm móng tương đối an toàn, một số hóa chất có trong thành phần đ i hỏi phải thận trọng khi sử dụng. Tác dụng phụ của sơn móng bao gồm nhiễm trùng, dị ứng và đổi màu móng. Việc sử dụng lâu dài các màu như đỏ và tím đã được chứng minh là để lại sự đổi màu vàng trên móng. Bệnh nhân bị đỏ và sưng các nếp gấp móng sau khi sơn móng thường bị dị ứng với một chất có tên là nhựa toluene. Một người gặp phải phản ứng dị ứng với sơn móng nên hỏi bác sĩ và xét nghiệm để xác nhận dị ứng và sử dụng sơn móng không có các thành phần như toluene, formaldehyd và dibutyl phthalate (Bảng 1) [6].

Tẩy sơn móng 

Tẩy sơn móng là một kỹ thuật dễ dàng, hiệu quả để loại bỏ sơn móng. Dung môi hữu cơ phổ biến nhất trong tẩy sơn móng là acetone. Acetone là một hóa chất mạnh có khả năng loại bỏ ngay cả sơn móng gel và acrylic. Nó có thể gây kích ứng các mô xung quanh móng nếu sử dụng thường xuyên và gây ra móng khô, gi n [8]. Chất tẩy sơn móng không chứa acetone có sẵn và chứa ethyl acetate, c n được gọi là cồn isopropyl, ít khó chịu hơn acetone. Mọi người nên tránh sử dụng nước tẩy sơn móng tay quá mức và hạn chế sử dụng một lần mỗi tuần hoặc ít hơn [9].

Móng nhân tạo: Acrylic, Gel và Lụa

Khi cần chuẩn bị cho một dịp đặc biệt hoặc cần hỗ trợ với móng dài, móng nhân tạo được sử dụng để tăng thẩm mỹ bề ngoài của móng. Móng acrylic, gel và lụa là những lựa chọn có sẵn cho móng nhân tạo. Hầu hết mọi người sẽ chọn móng acrylic và gel nếu họ thích móng dài hơn trong một thời gian dài; trong khi đó, móng lụa giúp sửa chữa chấn thương móng trong thời gian ngắn hơn. Móng acrylic chứa hỗn hợp bột và chất lỏng được sơn lên toàn bộ phiến móng và cứng lại khi tiếp xúc với không khí. Nếu móng acrylic bị va chạm, nó có thể kéo theo toàn bộ móng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Loại móng nhân tạo này sẽ dài ra theo sự phát triển của móng và cần được làm lại sau mỗi hai đến ba tuần. Gỡ bỏ móng acrylic đ i hỏi phải ngâm móng trong một dung dịch tẩy sơn móng tay mạnh trong 15-30 phút. Móng gel tương tự như sơn móng thông thường và cũng được sơn lên móng tay. Móng lụa được tạo thành từ lụa, vải lanh, giấy hoặc sợi thủy tinh, là những vật liệu hỗ trợ để giúp giữ móng bị gãy hoặc nứt. Chúng hoạt động như một chất kết dính tạm thời cho đến khi móng có thể lành lại. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng móng tay nhân tạo không liên tục để cho phép móng tay tự nhiên phát triển mà không gặp cản trở [9].

 

GIẢI PHÁP THẨM MỸ PHẨM CÓ LỢI CHO MÓNG

Nhiều người bị rối loạn phát triển móng trở nên xấu hổ hoặc cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Trong số các rối loạn này gồm móng gi n, móng dễ gãy có thể xảy ra thứ phát do móng tiếp xúc quá nhiều với môi trường ẩm ướt, sơn móng hoặc tẩy sơn móng. Móng gi n cũng có thể xảy ra thứ phát sau các tình trạng sức khoẻ như suy giáp. Dù sao cũng có một số giải pháp thẩm mỹ giúp làm cứng móng, từ đó cải thiện chức năng và bề ngoài của móng. Dưới đây là một vài lựa chọn có sẵn cho người tiêu dùng trong các cửa hàng.

Poly-Ureaurethane 16% (NuvailTM)

Nếu móng tay gi n và dễ gãy, có thể sử dụng Poly-ureaurethane 16%. Thuốc kê toa này đã được chứng minh là cải thiện vấn đề gi n và tách móng khi sử dụng theo chỉ dẫn. Bệnh nhân nên được hướng dẫn sơn móng tay một lần mỗi ngày khi đi ngủ. Phương pháp này tạo thành một lớp màng bảo vệ móng khỏi bị hư hại do ma sát cũng như tổn thương do nước. Các vấn đề bất lợi được báo cáo bao gồm châm chích, đỏ hoặc kích thích tại vị trí bôi. Tác dụng đầy đủ của thuốc này có thể không được nhìn thấy nếu các sản phẩm khác như kem hoặc thuốc mỡ được sử dụng cùng một lúc [10].

  

Keryflex Nail Resin

Một lựa chọn phổ biến khác cho những người bị rối loạn móng là Keryflex nail resin. Thuốc này được sử dụng để bảo vệ móng bên dưới và có nhiều công dụng, bao gồm bệnh nấm móng nhẹ đến trung bình, thay đổi móng do chấn thương, móng gi n và chẻ, và móng bị đổi màu. Các bước sử dụng theo trình tự gồm bôi KeryflexTM, tiếp theo KeryflexTM resin và sau đó với KeryflexTM seal trên móng. Bước cuối cùng sử dụng ánh sáng cực tím để làm cứng nhựa trong 2 phút. Lợi ích của việc sử dụng nhựa này bao gồm khả năng sử dụng sơn móng và tẩy sơn móng cùng một lúc [11].

  

 

KẾT LUẬN

Một số mỹ phẩm và quy trình thẩm mỹ làm móng có thể gây ra vấn đề cho móng. Một số sản phẩm có sẵn cho người tiêu dùng muốn làm móng có bề ngoài đẹp hơn bao gồm Poly-ureaurethane 16% và KeryflexTM. Bên cạnh đó, điều kiện sức khoẻ, thuốc men và một số hành vi có thể dẫn đến các loại rối loạn ở móng. Trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên làm móng để tìm hiểu loại rối loạn móng mà đang gặp phải cũng như các phương pháp điều trị tốt nhất.

 

KHUYẾN NGHỊ  

Thực hiện dịch vụ với các chuyên gia chăm sóc móng tại các cơ sở được cấp phép để đảm bảo kết quả tốt nhất với các tác dụng phụ tối thiểu.

Tránh lạm dụng các sản phẩm chăm sóc móng có thể làm thô ráp móng tự nhiên.

Dành vài tuần để móng tự nhiên có thể “thở” giữa các giai đoạn sơn móng, tẩy sơn móng và móng nhân tạo để ngăn chặn sự đổi màu và tổn thương móng.

Hãy thận trọng với nhiễm trùng móng. Hãy chắc chắn rằng cơ sở làm móng sử dụng vật liệu dùng một lần và khử trùng các vật dụng dùng cho khách hàng.

Duy trì rào cản tự nhiên của móng đối với các sinh vật bằng cách bảo vệ lớp biểu bì liên móng. Tránh cắn móng tay hoặc cắt bỏ lớp biểu bì liên móng.

Trao đổi và đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia làm móng nếu cảm thấy móng bị hư hại.

Trao đổi với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị nếu xuất hiện những thay đổi nghiêm trọng về móng vì có thể liên quan đến một tình trạng sức khoẻ khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top