HERPETIC WHITLOW

Herpetic whitlow là gì?

Herpetic whitlow là một bệnh nhiễm trùng da do virus, gây đau,ảnh hưởng đến phần xa của các ngón tay hoặc ngón cái và đôi khi là các ngón chân. Nguyên nhân gây bệnh do virus Herpes simplex (HSV) típ 1 hoặc 2, với biểu hiện mụn nước hoặc mụn mủ.

Ai bị herpeticwhitlow?

Một loạt trường hợp đã báo cáo tỷ lệ mắc bệnh herpetic whitlow là 2,4 ca /100.000 người mỗi năm. Tỉ lệ nam và nữ như nhau.

Ở trẻ nhỏ, mụn rộp thường xảy ra sau khi nhiễm herpes miệng. Điều này được cho là liên quan đến việc mút ngón tay cái gây ra hiện tượng tự lây nhiễm từ các tổn thương herpes đang hoạt động trong miệng.

Herpetic whitlow ở người lớn thường liên quan đến việc tiếp xúc với mụn rộp sinh dục, hoặc phơinhiễm nghề nghiệp của nha sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe với bệnh nhân bị herpes simplex bao gồm cả dịch tiết miệng.

Những người bị ức chế miễn dịch cũng dễ bị nhiễm herpetic whislow hơn.

Nguyên nhân gây ra herpetic whitlow?

  • Tự nhiễm thông qua lây lan từ các tổn thương herpes khác như mụn rộp miệng hoặc sinh dục.
  • Lây nhiễm trực tiếp từ một nguồn bên ngoài.
  • Virus tái hoạt động sau nhiễmHerpes simplex (HSV) típ 1 hoặc 2 trước đó. HSV dẫn đến sự xâm nhập và nhân lên của virus trong các tế bào thượng bì và bì, có thể tiến triển lan đến hạch rễ cảm giác. Tại đây, HSV vẫn tồn tại và có thể tái hoạt động theo chu kỳ để gây bệnh ở bất cứ vị trí nào (kể cả đầu ngón tay).
  • Bệnh nhân có thể có chấn thương rách da trước đó.

Các đặc điểm lâm sàng của herpetic whitlow

  • Bệnh nhân thường bị một ngón tay sưng đau, hay gặp ở ngón tay cái hoặc ngón trỏ.
  • Có thể sốt tiền triệu và mệt mỏi.
  • Ngứa cục bộ, nóng rát và rối loạn cảm giác tại chỗ (có thể xuất hiện trước khi hình thành mụn nước).
  • Một hoặc nhiều mụn nước (thường mọc thành cụm) 1-3 mm chứa đầy chất lỏng với ban đỏ xung quanh, thường ảnh hưởng đến đốt ngón xa.
  • Dịch mụn nước thường trong nhưng có thể tiến triển thành đục, mủ huyết thanh hoặc xuất huyết.
  • Các mụn nước có thể liên kết lại thành bóng nước lớn hơn và có thể lan đến đốt ngón gần.
  • Có thể viêm hoặc sưng đau hạch bạch huyết lân cận .
  • Thông thường, các mụn nước sẽ đóng mài, bong trong vài tuần và tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Các tổn thương herpes khác (vídụ như miệng hoặc bộ phận sinh dục) cũng có thể xuất hiện cùng lúc.
  • Ngón cái hoặc ngón trỏ thường gặp nhất; các ngón còn lại ít gặp hơn.

 

 

Biến chứng

  • Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm và khả năng phát triển áp xe.
  • Nhiễm trùng herpes simplex thứ phát bao gồm lây lan sang vùng miệng, mắt hoặc sinh dục.
  • Tái phát (~23% trong một đánh giá nhi khoa).

Chẩn đoán

Herpetic whitlow có thể được chẩn đoán lâm sàng dựa trên bệnh sử và hiện diện của các tổn thương.

Nuôi cấy vi-rút hoặc phết tế bào Tzanck có thể được sử dụng để chẩn đoán xác định. Các tế bào khổng lồ đa nhân căng phồng và các thể vùi bạch cầu ái toan được nhìn thấy trên phết tế bàoTzanck. Nuôi cấy vi khuẩn cũng có thể thực hiện nếu nghi ngờ nhiễm trùng thứ cấp hoặc đồng thời.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm quanh móng khác (ví dụ, nhiễm trùng tụ cầu)
  • Viêm mô tế bào
  • Áp xe quanh ngón ( Chín mé)
  • Bệnh tay chân miệng khu trú giai đoạn sớm có thể có biểu hiện tương tự như phát ban mụn nước hoặc sẩn mụn nước.

Điều trị

  1. Các biện pháp chung
  • Giáo dục về bảo vệ da –giữ vệ sinh các ngón bị nhiễm bệnhnên băng lại để ngăn ngừa kích ứng và lây lan thêm, vì sự phát tán vi-rút vẫn có thể xảy ra cho đến khi tất cả các tổn thương đã hết.
  • Thuốc sát trùng tại chỗ có thể được sử dụng.
  • Thuốc giảm đau
  1. Các biện pháp cụ thể
  • Thuốc kháng virus (ví dụ:Acyclovir bôi hoặc uống, hoặc Valacyclovir) trong vòng 48 giờ từ khi khởi phát triệu chứng có thể giúp giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát.
  • Cân nhắc điều trị thuốc kháng virus, điều trị dự phòng cho những người bị bùng phát hoặc các đợt nghiêm trọng, đặc biệt nếu họ bị ức chế miễn dịch.
  • Đối với bội nhiễm vi khuẩn, kháng sinh có thể được chỉ định.
  • Dẫn lưu phẫu thuật không được khuyến cáo do nguy cơ nhiễm virus qua máu và nhiễm trùng thứphát.
  • Cân nhắc xét nghiệm HIV nếu tổn thương lan rộng và bệnh nhân có các yếu tốnguy cơ.

Phòng ngừa

Những người có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân có triệu chứng herpes simplex.

Trẻ em bị mụn rộp miệng không nên mút ngón tay.

Tiến triển

Herpetic whitlow tự giới hạn và thường khỏi mà không có bất kỳ biến chứng nào trong 2–4 tuần. Tái phát có thể xảy ra do sự tái hoạt của virus thường được kích hoạt bởi căng thẳng, bệnh tật hoặc chấn thương trên da/ móng tay. Các đợt tái phát thường ít nghiêm trọng hơn đợt nhiễm ban đầu.

 

Nguồn: https://dermnetnz.org/topics/herpetic-whitlow

 

Người dịch: Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại liên lạc (Trả lời trong ngày) : 0899777709 / Zalo/Viber

return to top