Loại sẹo hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Loại chấn thương da gặp phải như do mụn, do phẫu thuật hoặc do bỏng.
Cơ địa của mỗi người: Một số sẹo có thể hình thành phụ thuộc vào độ dày, màu sắc và kết cấu riêng mà bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền của người đó.
Vị trí của chấn thương: Da có thể dày hơn hoặc cứng hơn ở một số vùng trên cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của sẹo.
Việc đánh giá và phân loại sẹo rất cần thiết nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Sẹo lồi có thể bắt nguồn từ một chấn thương dù rất nhỏ và thường phát triển lớn hơn nhiều so với vết thương mắc phải. Thậm chí trong một số trường hợp, sẹo lồi có thể xuất hiện tự phát. Vết sẹo lồi lên, có màu sẫm hay đỏ, có thể tiếp tục phát triển sau khi vết thương đã lành. Sẹo lồi có thể gây cản trở cử động, các triệu chứng đau và ngứa thường phổ biến hơn ở những người có màu da sậm. Sẹo lồi không biến mất hay mờ dần theo thời gian.
Giống như sẹo lồi, những vết sẹo này thường nhô cao và có màu đỏ. Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra tại vị trí bị thương. Sẹo phì đại có thể ngứa hoặc đau nhưng tình trạng này thường được cải thiện khi da hoàn toàn lành lại.
Ngược lại so với sẹo lồi, sẹo phì đại thường xuất hiện một khoảng thời gian dài sau khi bị thương và có thể tự thoái triển theo thời gian.
Sẹo teo
Sẹo teo xuất hiện dưới dạng một hố hoặc vết lõm trên da hình thành do tổn thương collagen của da và thường xuất hiện ở các bệnh như thủy đậu và mụn trứng cá.
Những vết sẹo này sẽ khiến da bị căng hoặc bị co rút lại. Tình trạng này thường là hậu quả của bỏng và gây đau đớn lâu dài nếu không điều trị. Sẹo co rút có thể ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh bên dưới da, làm giảm chuyển động của phần cơ thể bị ảnh hưởng.
Còn được gọi là sẹo căng, những vết sẹo này thường gặp sau phẫu thuật khi vết sẹo mổ kéo dài và trở nên rộng hơn. Những vết sẹo này thường phẳng và nhạt màu, vì vậy chúng thường ít được chú ý hơn những vết sẹo lồi hoặc lõm.
Nhiều loại kem dưỡng da, kem và các sản phẩm khác được quảng cáo làm giảm sự xuất hiện của sẹo nhưng có rất ít các bằng chứng để chứng minh tính hiệu quả này.
Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị sẹo không xâm lấn tại nhà có thể hữu ích như sau:
Trong tất cả các phương pháp điều trị sẹo tại nhà, silicone có nhiều bằng chứng nhất tính hiệu quả. Silicone có nguy cơ tác dụng phụ thấp và thường dễ sử dụng và không đau.
Một số nghiên cứu trong 20 năm qua đã cho thấy rằng việc đắp miếng dán hoặc gel silicon có thể dần dần cải thiện hình dạng của sẹo. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu, đánh giá khác cho thấy miếng silicone giúp cải thiện sự xuất hiện của các vết sẹo phì đại, sẹo lồi.
Một trong những biện pháp tự nhiên phổ biến nhất để điều trị sẹo là chiết xuất hành tây. Một số nghiên cứu cho thấy:
Tuy nhiên, tác dụng của chiết xuất hành tây trong điều trị và phòng ngừa sẹo vẫn còn cần thêm những bằng chứng khoa học vững chắc để chứng minh hiệu quả.
Nhiều loại kem và huyết thanh có chứa chất tẩy da chết. Những chất này giúp loại bỏ các lớp da chết bên ngoài giúp da mịn màng hơn. Một số tuyên bố rằng chất tẩy tế bào chết có thể làm mờ nếp nhăn, ngoài ra chúng có thể có tác dụng đối với một số loại sẹo nhẹ và vết thâm.
Một nghiên cứu cho thấy hai loại tẩy tế bào chết giúp giảm sẹo mụn và vết thâm do mụn. Nghiên cứu đã xem xét các chất có chứa axit glycolic với axit salicylic-mandelic và nhận thấy cả hai loại đều mang lại một số cải thiện nhất định.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng các chất chứa axit glycolic có thể cải thiện diện mạo của sẹo mụn lõm. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng những các phương pháp lột da bằng hóa chất được thực hiện tại phòng khám da liễu được thực hiện bởi các Bác sĩ chuyên khoa thường có kết quả tốt hơn, nhưng lột da với nồng độ thấp thực hiện tại nhà cũng có thể mang lại lợi ích với ít tác dụng phụ hơn.
Mặc dù chỉ dùng kem chống nắng sẽ không thể loại bỏ sẹo nhưng nó có thể giúp giúp đẩy nhanh quá trình mờ vết thâm tự nhiên. Những người sử dụng axit glycolic hoặc các sản phẩm làm mờ sẹo khác được khuyên nên sử dụng biện pháp chống nắng.
Việc sử dụng quần áo và kem chống nắng phù hợp, đúng cách và thường xuyên là cần thiết cho cả sẹo mới và sẹo cũ.
Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà khác đã được quảng cáo là chất giúp xóa sẹo chẳng hạn như lô hội, mật ong và dầu ô liu. Mặc dù những chất tự nhiên này có thể giúp làm mềm và mịn da, ít tác dụng phụ nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy những chất này có tác dụng làm giảm hoặc xóa sẹo.
Cách vết thương lành có thể ảnh hưởng đến hình dạng của sẹo. Ngăn ngừa sẹo trong khi vết thương đang lành là cách tốt nhất để tránh sẹo.
Mặc một số tình trạng gây ra sẹo là không thể tránh khỏi nhưng có nhiều cách để giúp giảm thiểu sự xuất hiện của chúng. Sau khi bị thương ở da, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo nên áp dụng một số biện sau:
Giữ cho khu vực sạch sẽ: Xà phòng nhẹ và nước sạch có tác dụng đối với hầu hết các vết cắt và vết xước nhỏ. Nên làm sạch vết thương một lần một ngày.
Tránh để vết thương bị khô: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường ẩm giúp giữ cho mô khỏe mạnh trong quá trình hồi phục và có thể giúp giảm sự hình thành mô sẹo.
Tháo chỉ khâu theo lời dặn của bác sĩ: Tháo chỉ quá sớm hoặc quá muộn có thể cản trở quá trình lành vết thương.
Sử dụng quần áo chống nắng và kem chống nắng: Tia nắng mặt trời có thể làm sẫm màu hoặc đôi khi làm nặng thêm mức độ tổn thương da. Nên bảo vệ vùng da bị thương khỏi ánh nắng mặt trời cả trong và sau khi lành.
Sẹo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một người đặc biệt nếu chúng nằm trên vùng dễ nhận thấy.
Các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ không thể xóa sẹo hoàn toàn. Tuy nhiên, do nguy cơ tác dụng phụ thấp nên các biện pháp này cũng có thể được sử dụng để cải thiện các vết sẹo ở mức độ nhẹ.
Nếu tình trạng sẹo trung bình – nặng, nên gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ để được tư vấn thêm về các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, can thiệp triệt để khác như laser, phẫu thuật, steroid, v.v..
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.