Nhiều người thường hay xem tình trạng da bị khô, ngứa, nổi mẫn hoặc một số tình trạng về da khác là viêm da cơ địa hoặc chàm. Viêm da cơ địa thật ra là một dạng của chàm, thuật ngữ chàm còn dùng để chỉ các loại viêm da khác nhau, ví dụ như viêm da tiếp xúc, chàm dạng đồng tiền, và chàm tổ đỉa.
Chàm là một nhóm các bệnh ngoài da gây cho da ngứa viêm hoặc nổi mẩn đỏ.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp định nghĩa của viêm da cơ địa và bàn luận về các loại chàm khác, bao gồm cách nhận biết, điều trị và ngăn ngừa chúng.
Cả hai thuật ngữ viêm da cơ địa và chàm là hai từ mang nghĩa bao trùm chỉ các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Có nhiều loại chàm khác nhau, ví dụ như viêm da thần kinh, viêm da ứ trệ và viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa là bệnh khiến da bị khô và ngứa, da dễ bị kích ứng bởi một tác nhân gây dị ứng nào đó. Viêm da cơ địa là dạng thường gặp nhất của chàm, đây là lý do vì sao nhiều người gọi viêm da cơ địa là chàm. Có các bằng chứng gợi ý rằng tình trạng này gây ảnh hưởng đến khoảng 1-3% người trưởng thành và 15-20% trẻ em trên toàn thế giới.
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, tái đi tái lại, và hiện không có biện pháp chữa trị triệt để. Bệnh có mối liên hệ với các bệnh lý dị ứng khác như sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và hen. Với bệnh viêm da cơ địa, tổ hợp của yếu tố di truyền, hệ miễn dịch và các yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân khiến cho da gặp phải tình trạng viêm khi tiếp xúc với các tác nhân thông thường vô hại ở trong môi trường.
Giống như viêm da cơ địa, bệnh chàm nứt nẻ có liên quan đến các vùng da bị khô. Tuy nhiên, hầu hết các sang thương sẽ nằm ở vùng chân và có hình dạng giống như những mảng da khô bị phân cách bởi các đường nứt, đây là hình dạng “lòng sông khô cạn” đặc trưng của bệnh. Dạng chàm này thường gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi, có lẽ là do lão hóa da.
Viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc diễn ra qua ba giai đoạn của chàm, và có các đặc tính tương tự nhau. Tuy nhiên, ở viêm da tiếp xúc, da của bệnh nhân bị khó chịu hoặc có phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng, khiến cho da nóng, rát và viêm.
Có nhiều tác nhân kích ứng đã được phát hiện, bao gồm thuốc nhuộm tóc, kim loại nikel, một số loại kháng sinh, thuốc bảo quản và hóa chất. Có hai dạng viêm da tiếp xúc: kích ứng và dị ứng.
Cũng tương tự viêm da cơ địa, viêm da dạng đĩa là một bệnh mạn tính. Tình trạng này có các triệu chứng tương tự như: các mảng da ngứa đôi khi có rỉ dịch ra. Tuy nhiên, ở viêm da dạng đĩa, các mảng da này có hình tròn.
Các tác nhân kích ứng bao gồm khô da, côn trùng cắn, bỏng hóa chất và các tổn thương da khác. Các bệnh nhân có viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc dị ứng có nguy cơ mắc phải chàm dạng đĩa cao hơn.
Chàm tổ đĩa gây ra các bóng nước nhỏ, ngứa và đau ở mặt lòng bàn chân, bàn tay.
Cũng tương tự như viêm da cơ địa, đây là bệnh có xu hướng di truyền. Chàm tổ đĩa thường gặp ở những người trưởng thành nhỏ hơn 40 tuổi và nữ giới. Một số người chỉ có một lần phát bệnh nhưng nhiều người có thể mắc bệnh trong một thời gian dài. Các tác nhân kích thích bao gồm dị ứng, thời tiết nóng, tay ẩm, stress, và tiếp xúc với kim loại.
Trong khi viêm da cơ địa và viêm da thần kinh đều gây ra các sang thương gây ngứa, dày lớp da, đổi sắc tố da, thì các sang thương của viêm da thần kinh thường chỉ bị giới hạn ở một hoặc hai mảng da. Các mảng da ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng thường gặp ở bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, da đầu, gáy và vùng bẹn.
Viêm da thần kinh xuất hiện khi bệnh nhân gãi các mảng da ngứa. Các sang thường này thường rất ngứa, gãi có thể gây chảy máu và tạo sẹo.
Viêm da tiết bã gây ảnh hưởng đến các vùng da tiết ra nhiều dầu, bao gồm da đầu, mũi, và lưng trên. Vùng da có thể bị sưng và bóng, các mảnh vảy cứng cũng có thể xuất hiện. Bệnh da này do sự sản xuất quá mức của men malassezia, gây ra phản ứng miễn dịch quá mức và dẫn đến viêm da.
Bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh bệnh thường tự khỏi và không tái lại. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng ở người trưởng thành, tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm da ứ đọng hay chàm ứ đọng thường gây ảnh hưởng đến các bệnh nhân có tình trạng suy giảm tuần hoàn. Bệnh thường gặp hơn ở người lớn tuổi và phụ nữ, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi có nguy cơ giãn tĩnh mạch. Ngoài giãn tĩnh mạch, các bệnh nhân còn có thể có phù mắt cá chân và thay đổi sắc tố da do mạch máu bị vỡ. Bệnh cũng có thể gây loét.
Do các loại chàm thường có các triệu chứng phổ biến như khô da và viêm, nên rất khó khăn để phân biệt được chúng. Tuy nhiên, mỗi loại đều có điểm riêng biệt.
Tuổi tác
Viêm da cơ địa thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, với phần lớn xảy ra ở độ tuổi 1 - 5. Ngược lại, đối với các dạng khác thì có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở người trưởng thành.
Dạng sang thương
Hầu hết các dạng bệnh trên đều có sang thương tương tự nhau nhưng vẫn có các tính chất riêng biệt. Chàm dạng đĩa có sang thương tròn đặc trưng, chàm đỉa tổ thường đi kèm các bóng nước nhỏ và đau. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc với yếu tố kích ứng và có ranh giới rõ.
Vị trí
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm da cơ địa thường chỉ xuất hiện ở trên gò má hoặc các rãnh da ở khuỷu và gối, còn đối với người trưởng thành thì thường hay xuất hiện ở quanh mắt. Tương tự vậy, các sang thương của các dạng bệnh khác nhau thì xuất hiện ở những vùng khác nhau. Chàm nứt nẻ và chàm ứ đọng thường có sang thương xuất hiện ở phần dưới cơ thể, chàm tổ đĩa thường gây ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân và chàm tiết bã thường xuất hiện nhiều nhất ở da đầu.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu có thể cho thấy nồng độ immunoglobulin E bất thường ở những bệnh nhân có viêm da cơ địa, trong khi đối với các loại chàm khác thì nồng độ này có thể ở mức tiêu chuẩn. Xét nghiệm các mảng da có thể giúp xác định được yếu tố kích ứng trong viêm da tiếp xúc, và các bác sĩ cũng có thể phát hiện được sự giảm tưới máu ở các bệnh nhân bị chàm ứ đọng.
Viêm da cơ địa thường đi kèm với các bệnh cơ địa dị ứng khác, ví dụ như hen. Ngoài ra, các bệnh nhân có viêm da ứ đọng còn mắc phải tình trạng giảm tuần hoàn và có thể là dấu hiệu của các bệnh tim và thận.
Thông thường, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng là bước đầu tiên trong việc điều trị chàm, biện pháp điều trị ưu tiên thường là corticoid tại chỗ và chất làm mềm da. Trong những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ cho sẽ dụng corticoid liều mạnh hơn hoặc corticoid đường uống. Các phương pháp khác như chườm khăn ướt và sử dụng thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, kháng histamine cũng có thể giúp làm dịu triệu chứng.
Chàm không có thuốc điều trị triệt để nhưng có nhiều cách có thể phòng ngừa hoặc làm giảm các đợt bùng phát như:
Thường thì hầu hết các trường hợp chàm nhẹ đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu như phát hiện các dấu hiệu sau thì nên đi khám ngay:
Ngoài ra, bệnh nhân nên cảnh giác với những dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm:
Chàm là một thuật ngữ thông dụng dùng để chỉ một nhóm các bệnh ngoài da gây ngứa và viêm. Viêm da cơ địa là dạng chàm thường gặp nhất - nhiều người thường sẽ gọi viêm da cơ địa là chàm. Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại chàm khác nhau.
Chúng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu giống nhau, nhưng mỗi dạng sẽ có sự khác biệt trong nguyên nhân và diễn tiến. Việc nhận biết được từng dạng rất quan trọng trong ngăn ngừa và điều trị.
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương