✴️ Các vị trí đau trên cơ thể không nên bỏ qua

Khi bị đau dù ở vị trí nào và ở mức độ nào bạn cũng không nên bỏ qua vì nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Dưới đây là 7 vị trí đau trên cơ thể mà bạn đừng bỏ qua nhé.

Đau mắt cá chân

Các động tác mạnh trong khi tập aerobic có thể khiến bạn bị bong gân mắt cá chân. Nếu bạn cố gắng chịu đau và không bỏ tập thì bạn có thể bị bong dây chằng mắt cá chân ở mức độ từ nhẹ tới nặng.

Bong gân nhẹ có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá. Nếu mắt cá chỉ bị đau, có thể là do viêm gân. Bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, nếu không thể chịu được khi đứng lên và có cảm giác nặng ở mắt cá bị tổn thương, bạn nên đến khám bác sĩ và chụp Xquang vì có thể đã bị gãy xương.

Nếu đau ở mắt cá chân nặng, khó vận động…có thể bạn bị gãy xương

Đau phần giữa và trên lưng

Đau nhẹ giữa xương bả vai trong khi nâng tạ có thể do bạn nâng tạ chưa đúng cách. Nếu tốc độ không được tính đúng, nâng quá nhanh cũng có thể gây ra đau cột sống. Trường hợp thấy đau nhói hoặc khó thở, hãy đi khám bác sĩ ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Trong một số trường hợp, đau giữa xương bả vai thậm chí còn có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Đau vai

Khi nhấc vật nặng, bạn nghe thấy tiếng kêu rắc nhẹ từ vai, có thể bạn đã bị bong gân hoặc chấn thương cơ. Viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch cũng có thể gây đau. Với bong gân nhẹ, có thể chườm đá, tránh vận động mạnh.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy vai như sắp rời ra hoặc có dấu hiệu sưng, bạn có thể đã bị một chấn thương nghiêm trọng khác và cần đi khám bác sĩ.

Khi thấy vai bị đau, sưng, lan xuống cánh tay…có thể bạn bị chấn thương nghiêm trọng nên cần đi khám bác sĩ sớm

Đau khớp gối

Đau khớp gối có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc đau tăng dần mỗi khi ngồi xổm, leo cầu thang, đau mỗi khi bạn cúi xuống. Tình trạng đau ngày càng tăng dần, thấy sưng ở khớp hoặc cảm thấy lỏng lẻo khớp gối thì đó có thể là tình trạng rách dây chằng hoặc sụn chêm. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời.

Đau gân gót chân

Hoạt động tác động mạnh có thể gây đau ở gân. Nếu đau gần gót kèm với sưng và hạn chế vận động, bạn có thể đã bị viêm gân. Nghỉ ngơi, chườm đá sẽ làm giảm đau.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ khi đi bộ, đặc biệt là khi lên dốc, bạn có thể đã bị rách gân. Trường hợp này có thể cần phẫu thuật.

Đau thắt lưng

Những người ngồi nhiều giờ trước máy tính có nguy cơ cao bị đau thắt lưng. Nếu cơn đau nhẹ, bạn cần tránh những bài tập mạnh, dùng nhiều sức như đi bộ, leo dốc, tập aerobic và ép vai. Nếu cơn đau kèm với các triệu chứng thần kinh như tê, ngứa ran xuống chân, có thể bạn đang bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh.

Biểu hiện đau thắt lưng có thể báo hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm nên bạn cần hết sức lưu ý

Đau hông

Một số cơn đau có thể hết trong vài ngày trừ đau hông. Các hoạt động lặp đi lặp lại gây viêm bao hoạt dịch và đau bên ngoài hông và bên trong hông có thể liên quan tới dây thần kinh hoặc là do bệnh cột sống thắt lưng.

Triệu chứng đau hông đáng lo ngại xuất hiện ở cả phụ nữ trẻ và phụ nữ tiền mãn kinh khi chạy đường dài. Nó có thể cần phải phẫu thuật vì thế khi bị đau hông kéo dài, bạn nên đi khám.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top