Nếu như bạn vẫn còn suy nghĩ đây là một thói quen bình thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì hãy tìm hiểu thêm nhé.
Việc làm này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới cái nhìn của mọi người xung quanh tới bạn.
Cắn móng tay là một việc không thể kiềm chế, thường xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi từ 8 – 11.
Thật ra các nhà khoa học vẫn đang tìm ra lý do để giải thích vì sao người ta lại thích cắn móng tay đến vậy. Nhưng có một điều họ biết rằng đây là thói quen của rất nhiều người: khoảng 20- 30% dân số là những người hay cắn móng tay, trong đó 45% ở độ tuổi thiếu niên.
Nguyên nhân do trẻ đang bị căng thẳng về một vấn đề nào đó, nhưng tự thân không thể vượt qua được.
Ngoài ra nhiều người cho rằng thói quen cắn móng tay là dấu hiệu của sự lo lắng và bất an, nhưng nghiên cứu lại cho rằng điều này là không đúng. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường cắn móng tay khi cảm thấy chán, đói, bực bội hoặc phải làm những công việc quá khó. Điều đáng xấu hổ chính là cảm giác khi cắn móng tay rất đã.
Nếu thói quen này bắt đầu khi trẻ từ 3 – 4 tuổi, thì dần dần nó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp, trẻ tự thú với cha mẹ về tâm trạng lo lắng, bất an của nó cùng đôi bàn tay có phần ngón đã bị gặm mòn trông thật tội nghiệp. Ngoài ra, đây còn là lý do cho thấy có sự bất ổn ở lứa tuổi thiếu niên và sự tự ti khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Thói quen vô thức này là hậu quả của sự căng thẳng quá độ, và nó không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh lớn, chị cả hoặc con một trong gia đình, chịu áp lực về giáo dục, hình phạt…Dẫn đến trẻ mắc phải tật này mà không thể hiểu nguyên do và cảm thấy khổ sở vì không thể bỏ được”.
Để giúp trẻ bỏ tật này, thay vì xem đó là việc không đáng để chú ý các bậc cha mẹ có thể khắc phục thói quen này bằng những cách như sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh