✴️ Xóa xăm bằng laser CO2

ĐẠI CƯƠNG

Nguyên lý sử dụng laser Q-Switch YAG, Rubi trong điều trị xóa xăm dựa trên nguyên lý phân hủy quang nhiệt chọn lọc màu xăm ứng với mỗi bước sóng tia laser phát ra.

Để đạt hiệu quả điều trị xóa xăm không chỉ dựa vào nguyên lý màu xăm hấp thụ màu tia laser mà còn phụ thuộc vào chất lượng hình xăm (vị trí, màu sắc, loại mực xăm…) cũng như số lần thực hiện liệu trình và sự phối hợp của các máy laser hiện có. Laser Q-Switch YAG có các bước sóng 532 và 1064 nm, Q-Switch Rubi có bước sóng 694 nm, IPL có dải bước sóng 420-1200 nm. Ngoài ra có thể sử dụng thêm laser Q-Switch Alexanderite 755 nm trong điều trị xóa xăm.

CHỈ ĐỊNH

Xóa các hình xăm không mong muốn.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tổn thương đang viêm nhiễm cấp tính

Tổn thương nằm sâu có nguy cơ tạo sẹo xấu, khó liền.

Diện tích tổn thương rộng

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ được đào tạo về thẩm mỹ nội khoa.

Phương tiện

Máy laser Q-Switch YAG, Rubi, Alexanderite, IPL.

Bàn thủ thuật

Bông cồn

Gạc lạnh

EMLA 5% x 2 tuýt

Mỡ kháng sinh

Người bệnh

Được giải thích và chấp nhận làm thủ thuật laser trong điều trị xóa xăm.

Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ y tế.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Vô cảm

Vệ sinh vùng da có hình xăm.

Gây tê tại chỗ bằng bôi kem EMLA 5% trước thủ thuật 30 phút.

Kỹ thuật

Người bệnh nằm ngửa trên bàn thủ thuật và bộc lộ vị trí có hình xăm.

Cài đặt chế độ phát xung và mức năng lượng của máy theo từng người bệnh.

Sử dụng các máy trên với các bước sóng 1064/755/694/532 nm.

Liệu trình xóa xăm kéo dài 2-5 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 4-6 tuần.

Với màu xăm có màu xanh- đen hoặc đen nên sử dụng bước sóng 1064 nm.

Với màu xăm có màu xanh lá cây, xanh da trời, xanh nước biển nên sử dụng bước sóng 755 nm.

Với màu xăm có màu vàng hoặc trắng nên sử dụng laser CO2. Tuy nhiên, có nguy cơ tạo sẹo sau can thiệp.

Trong khi tiến hành thủ thuật luôn chú ý đến cảm giác đau của người bệnh và dấu hiệu trên các lớp da để đạt hiệu quả xóa xăm cao nhất.

Đắp gạc lạnh sau khi xóa xăm nhằm tránh phù nề và bôi kháng sinh lên vị trí xóa xăm.

Bảng 1: Đáp ứng loại và vị trí mực xăm đối với các bước sóng laser

Loại Laser

Lớp thượng bì

Hỗn hợp

Xăm trung bì

Xăm amteur

Xăm chuyên nghiệp

YAG 532 nm

+++

+

+

++

+++

Màu đỏ

Rubi 694 nm

+++

+

+++

+++

+++

Xanh lá cây

YAG 1064 nm

++

+

+++

+++

+++

Xanh lá cây

IPL

+++

+

+

 

 

Chú ý:

  • (+++): có tác dụng rất tốt.
  • (++): có tác dụng tốt.
  • (+): tác dụng kém.

 

THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

Như một vết thương ngoại khoa cần thời gian hậu phẫu khoảng 5-7 ngày.

Giữ vết đốt khô, sạch.

Nếu vị trí xóa xăm có rỉ dịch cần rửa bằng dung dịch NaCl 0,9%, Betadin…

Dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân.

Chống phù nề.

Giảm đau: đối với tổn thương đốt rộng và sâu.

Kem chống nắng, chống sẹo khi tổn thương bong vảy.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Đau tại chỗ hoặc chảy máu: gây tê tốt trước thủ thuật và thực hiện kỹ thuật đúng.

Nhiễm trùng tại chỗ: chăm sóc như vết thương nhiễm trùng.

Sẹo xấu: có thể cần phẫu thuật sửa sẹo.

Xóa xăm không hết: cần làm tiếp liệu trình hoặc kết hợp với phương pháp khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top