Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau nhưng hai loại được dùng nhiều nhất là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Cả hai loại đều có giá trị dùng làm thuốc chữa bệnh.
Một trong những hoạt chất chính trong cây hoàn ngọc là axit pomolic. Trong khi các nhà khoa học đang đau đầu về cơ chế kháng lại các tác nhân phá hủy tế bào ung thư nhờ vào loại protein Bcl -2 hoặc Bcl- xl. Do vậy, mà việc điều trị ung thư khó đạt được kết quả mong muốn.
Nhưng chính axit pomolic có trong cây hoàn ngọc lại có thể hóa giải được MDR (khối u kháng các thuốc điều trị). Các axit pomolic tác động lên tế bào ung thư theo cơ chế áp đảo các protein Bcl-2 hoặc Bcl-xl từ đó làm suy yếu khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư.
Bên cạnh axit pomolic, trong cây hoàn ngọc còn chứa hàm lượng cao lupeol. Đây cũng là hoạt chất được đánh giá cao, có tiềm năng lớn trong điều trị ung thư tuyến tụy.
Các nhà khoa học thuộc khoa Y, Đại học Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu và cho kết quả, lupeol làm giảm số lượng tế bào ung thư cổ và đầu trong thí nghiệm, đồng thời phong tỏa quá trình trao đổi chất xung quanh khối u, từ đó ngăn ngừa khả năng di căn mà vẫn không gây độc với các tế bào lành lân cận.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cây hoàn ngọc trong điều trị bệnh tiểu đường được đăng trên các Tạp chí y khoa nước ngoài.
Các nghiên cứu đều cho kết quả, cây hoàn ngọc có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của hormone insulin trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người bình thường.
Năm 2011, nghiên cứu invitro và invivo được thực hiện trên chuột của P.Khonsung và cộng sự cho thấy, dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim hiệu quả. Sau đó, kết quả này cũng được công bố trên Tạp chí quốc tế The Journal of Natural Medicines – một tạp chí nổi tiếng trên thế giới về dược liệu.
Các thầy lang xưa thường lấy một nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch rồi xay chung với một bát nước lọc và cho bệnh nhân uống. Người bệnh sẽ được uống làm 3 lần trong ngày.
Uống liên tục trong vòng 1 tháng các bệnh về tuyến tiền liệt và u xơ phổi sẽ có tiến triển khá hơn.
Betulin trong cây hoàn ngọc là một trong những hoạt chất có tác dụng thải độc tốt cho gan. Đã có nhiều nghiên về tác dụng này của betulin được công bố trên các tạp chí y khoa.
Sự kết hợp của 3 hoạt chất betulin, lupeol, và axit pomolic trong cây hoàn ngọc đã làm nên điều kỳ diệu của nó trong chữa các bệnh lý về gan.
Các thầy thuốc đông y thường dùng lá cây hoàn ngọc khô hoặc tươi để điều trị các bệnh về gan.
Với lá tươi có thể lấy khoảng 10 lá, rửa sạch rồi nhai kỹ, hoặc ăn sống khi bụng đói mỗi ngày 3 lần. Còn với lá khô thì nên nghiền thành bột rồi hòa với bột tam thất theo tỷ lệ 1:1 . Mỗi lần người bệnh uống 1 muỗng cà phê của hỗn hợp đó hòa với nước ấm. Uống với liều 3 lần/ ngày.
Cây hoàn ngọc có thể chữa được các bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, tá bón hoặc tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Người bệnh có thể hái khoảng 7 -9 lá tươi cây hoàn ngọc, rửa sạch, và ăn sống. Ngày dùng 4 lần thì khoảng 3 ngày bệnh sẽ khỏi.
Hoàn ngọc chứa hàm lượng đáng kể các sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử. Do vậy, mà hoàn ngọc có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, làm lành vết thương và có thể tiêu mủ, làm tan sẹo lồi.
Người bệnh có thể lấy lá tươi của cây hoàn ngọc đem rửa sạch, giã nát với một ít muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp đắp lên vết lở loét. Hiệu quả sẽ thấy sau vài ngày kiên trì sử dụng.
Ngoài những bệnh lý mạn tính trên cây hoàn ngọc còn có tác dụng trị các bệnh khác như viêm đại tràng, đái buốt, đái rắt, cầm máu, xuất huyết đường tiêu hóa, ho ra máu, viêm loét dạ dày tá tràng, cảm cúm, sốt cao, giúp bình phục sức khỏe, chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu,chữa đau mắt đỏ…
Với những tác dụng tuyệt vời như vậy, ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm từ chiết xuất cây hoàn ngọc để phục vụ việc phòng và điều trị bệnh khá hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh