✴️ Bệnh võng mạc đái tháo đường

Một người có thể không có bất kỳ triệu chứng ban đầu nào của bệnh võng mạc đái tháo đường. Việc khám mắt toàn diện ít nhất mỗi năm một lần có thể giúp người bệnh nắm bắt sớm tình trạng bệnh để ngăn ngừa biến chứng.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường và quản lý các triệu chứng sớm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường.

Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Võng mạc là lớp màng bao phủ mặt sau của mắt có chức năng tiếp nhận ánh sáng và gửi tín hiệu đến não thông qua dây thần kinh thị giác.

Bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng xuất hiện mắt xảy ra do bệnh đái tháo đường biến chứng do lượng đường trong máu cao mà bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường cao trong máu có thể làm tổn thương các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả võng mạc. Giai đoạn đầu được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh. Nếu các mạch máu nhỏ đi vào võng mạc bị tắc có thể gây xuất huyết. Sau đó, mắt có thể phát triển các mạch máu mới yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Lúc này bệnh chuyển sang giai đoạn mới gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, Mắt có thể tích tụ dịch lỏng trong thời gian dài có lượng đường trong máu cao. Sự tích tụ dịch này làm thay đổi hình dạng và đường cong của thủy tinh thể, gây ra những thay đổi về thị lực.

Khi kiểm soát được lượng đường trong máu, thủy tinh thể thường sẽ trở lại hình dạng ban đầu và thị lực sẽ được cải thiện.

Bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về mắt khác của một người, bao gồm cả đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp góc mở.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Các triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Bệnh võng mạc đái tháo đường thường không tạo ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng thường trở nên đáng chú ý khi tình trạng bệnh nặng hơn.

Bệnh võng mạc đái tháo đường có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai mắt. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Mờ mắt;
  • Suy giảm thị lực đối với màu sắc;
  • Mắt nổi hoặc các đốm trong suốt và các vật có hình dạng dây đen trôi trong tầm nhìn và di chuyển theo hướng nhìn (tình trạng ruồi bay trước mắt - eye floaters);
  • Các mảng hoặc vệt che khuất tầm nhìn;
  • Tầm nhìn hạn chế vào ban đêm;
  • Xuất hiện một điểm tối trong tầm nhìn
  • Mất thị lực đột ngột và hoàn toàn.

Các biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Nếu không điều trị, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau.

Khi xảy ra tình trạng xuất huyết thủy tinh thể. Những trường hợp nhẹ, các triệu chứng bao gồm nổi bóng nước, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây mất thị lực. Nếu võng mạc vẫn không bị tổn thương, xuất huyết trong thủy tinh thể có thể tự khỏi.

Trong một số trường hợp, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể khiến cho võng mạc bị bong ra. Biến chứng này có thể xảy ra nếu mô sẹo kéo võng mạc ra khỏi mặt sau của mắt.

Tình trạng này thường gây ra sự xuất hiện của các đốm nổi trong tầm nhìn, tiếp nhận ánh sáng một cách ngắt quãng và mất thị lực nghiêm trọng. Võng mạc tách rời có nguy cơ mất thị lực toàn bộ nếu không được điều trị.

Dòng chảy bình thường của dịch trong mắt có thể bị tắc nghẽn khi các mạch máu mới hình thành, dẫn đến bệnh tăng nhãn áp. Sự tắc nghẽn gây ra sự tích tụ áp lực trong mắt, làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác và suy giảm thị lực.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai mắc bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên, rủi ro sẽ cao hơn nếu người đó có thêm các vấn đề như:

  • Có lượng đường trong máu cao mà không kiểm soát được;
  • Huyết áp cao;
  • Cholesterol cao;
  • Đang mang thai;
  • Hút thuốc thường xuyên;
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian dài.

Chẩn đoán

Bệnh võng mạc đái tháo đường thường bắt đầu mà không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào về thị lực. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phát hiện ra các dấu hiệu thông qua các kỹ thuật thăm khám.

Điều quan trọng là những người mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm tra mắt ít nhất một lần một năm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp sau có thể giúp bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường:

Khám đồng tử mắt

Bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ thuốc vào mắt làm giãn đồng tử. Bằng các thiết bị hỗ trợ giúp chụp ảnh bên trong mắt để tìm kiếm sự hiện diện của:

  • Bất thường trong mạch máu, dây thần kinh thị giác hoặc võng mạc;
  • Bệnh đục thủy tinh thể;
  • Thay đổi nhãn áp;
  • Sự tăng sinh của mạch máu mới;
  • Bong võng mạc;
  • Mô sẹo.

Chụp mạch huỳnh quang

Để thực hiện chụp mạch huỳnh quang, bác sĩ nhãn khoa sử dụng thuốc nhỏ để làm giãn đồng tử và tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó tiến hành chụp ảnh khi thuốc nhuộm lưu thông trong mắt. Thuốc nhuộm có thể tràn vào võng mạc hoặc làm nổi bật mạch máu nếu mạch máu bất thường.

Kết quả này cung cấp hướng dẫn chính xác cho nhiều phương pháp, đặc biệt là các phương pháp điều trị bằng laser.

Khi thuốc nhuộm được thải ra khỏi cơ thể, có thể nhận thấy da hơi vàng hoặc nước tiểu màu cam sẫm từ vài giờ đến vài ngày sau khi tiến hành thực hiện phương pháp này.

Chụp cắt lớp quang học (OCT)

Chụp cắt lớp quang học (OCT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp thu thập hình ảnh mặt cắt ngang có độ phân giải cao của võng mạc, cho phép bác sĩ nhãn khoa tìm kiếm một số bất thường trong mắt.

OCT có nguyên lý hoạt động tương tự như siêu âm, nhưng sử dụng sóng ánh sáng thay vì sóng âm để tạo ra hình ảnh. Phương pháp này cũng có thể hỗ trợ phát hiện các bệnh của dây thần kinh thị giác.

Ngoài ra, phương pháp này có thể thực hiện trước và sau khi điều trị để kiểm tra mức độ hiệu quả của việc điều trị.

Xem tiếp: Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top