✴️ Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Nội dung

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sự đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó.

Trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể theo dõi thường xuyên chuyển biến tình trạng mắt của người bệnh mà không cần can thiệp.

Bệnh nhân có thể cần khám đồng tử thường xuyên 2–4 tháng một lần.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cần hợp tác với bác sĩ một cách chặt chẽ để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể làm chậm đáng kể sự phát triển của bệnh võng mạc đái tháo đường. Trong hầu hết các trường hợp bệnh võng mạc đái tháo đường tiến triển, người bệnh sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.

Một số phương pháp điều trị khác bao gồm:

Điều trị bằng laser

Phẫu thuật laser phân tán hoặc quang đông khu trú. Phương pháp này sử dụng tia laser nhắm mục tiêu để thu nhỏ các mạch máu trong mắt và bịt kín các nơi xuất huyết ở các mạch máu bất thường.

Phương pháp điều trị này có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình xuất huyết và tụ dịch trong mắt. Bệnh nhân có thể cần thực hiện phương pháp này nhiều lần.

Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh có thể có cảm giác nhức nhối hoặc khó chịu, đồng thời thị lực sẽ bị giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Các đốm nhỏ có thể xuất hiện trong vùng nhìn trong vài tuần sau khi làm thủ thuật.

Điều trị bằng laser đi kèm với những rủi ro nhất định như mất thị lực ngoại vi, giảm khả năng nhìn màu sắc và tầm nhìn vào ban đêm. Bệnh nhân có thể trao đổi thêm với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro tương đối của phương pháp điều trị này.

Điều trị võng mạc đái tháo đường

Điều trị bằng phương pháp tiêm

Một số loại thuốc có thể làm giảm sưng và giảm tình trạng xuất huyết từ các mạch máu trong mắt. Thuốc tiêm có thể bao gồm thuốc chống VEGF và corticosteroid. Trong phương pháp này, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện các bước bao gồm:

  • Đặt thuốc tê vào mắt;

  • Làm sạch mắt để giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng;

  • Thực hiện tiêm vào mắt bằng mũi kim rất nhỏ.

Bệnh nhân có thể cần thực hiện phương pháp này nhiều lần, tần suất thực hiện sẽ giảm dần theo thời gian.

Phẫu thuật mắt

Nếu người bệnh có vấn đề với võng mạc hoặc thủy tinh thể, việc phẫu thuật thủy tinh thể có thể mang lại lợi ích. Mục đích của phẫu thuật là để thay thế dịch kính hoặc máu gây đục dịch kính để cải thiện thị lực và giúp bác sĩ tìm và khắc phục các mạch máu gây xuất huyết võng mạc.

Sau khi loại bỏ dịch kính đục hoặc có máu, bác sĩ phẫu thuật sẽ bơm thêm chất dịch thay thế hoặc khí vào vị trí ban đầu. Cơ thể sẽ hấp thụ dịch hoặc khí theo thời gian và tạo ra thủy tinh thể mới.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh thường sẽ phải đeo miếng che mắt trong khoảng một ngày đồng thời cần sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đối với trường hợp đặt bóng khí vào mắt, người bệnh sẽ cần phải hạn chế di chuyển đầu trong vài ngày hoặc vài tuần để đảm bảo rằng bong bóng ở đúng vị trí. Bệnh nhân cũng sẽ được khuyến cáo tránh di chuyển bằng máy bay hoặc những nơi có độ cao cho đến khi thủy tinh thể mới thay thế bóng khí.

Phẫu thuật không phải là cách chữa bệnh võng mạc đái tháo đường nhưng nó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng. Bệnh đái tháo đường là một tình trạng mạn tính gây tổn thương võng mạc và mất thị lực sau đó vẫn có thể xảy ra mặc dù đã được điều trị.

 

Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường

Việc quản lý và kiểm soát thành công lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường. Ngoài ra, phát hiện sớm các triệu chứng giúp tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, huyết áp cao là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp như:

  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng;

  • Tập thể dục thường xuyên;

  • Đạt hoặc duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải;

  • Bỏ hút thuốc;

  • Hạn chế uống rượu;

  • Tuân thủ đúng các khuyến nghị của bác sĩ về kiểm soát huyết áp.

Tóm lược

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một tình trạng về mắt ảnh hưởng đến những người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng bao gồm mất thị lực.

Khám mắt toàn diện ít nhất mỗi năm một lần có thể giúp người bệnh phát hiện sớm tình trạng bệnh để ngăn ngừa biến chứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top