✴️ Những nguyên nhân gây ra ghèn

Nội dung

Mắt có các vảy xảy ra khi dịch tiết từ mắt khô đóng lại trên mi, lông mi hoặc khóe mắt, tạo ra ghèn hay là dính mắt. Khi các dịch này còn ướt thường gây ra dính mắt.

Một lượng dịch nhỏ tiết từ khóe mắt là bình thường theo hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên thì thỉnh thoảng các dịch tiết này là triệu chứng của viêm mắt hoặc 1 số bệnh lý khác.

Bệnh nên khám bác sĩ nếu như có các tình trạng:

  • Tiết dịch từ mắt quá nhiều;
  • Dịch tiết có màu xanh, vàng hoặc trắng;
  • Khó có thể mở mắt;
  • Mắt bị đỏ, sưng hoặc đau;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Nhìn mờ.

Trong bài này, chúng tôi sẽ tìm các nguyên nhân của ghèn hay dính mắt, cách điều trị, tự chăm sóc tại nhà và làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này.

Nguyên nhân

Giấc ngủ

Bạn thường tiết 1 lượng dịch nhỏ vào ban đêm khi ngủ. Phần cặn nhỏ như viên sỏi được tìm thấy ở khóe mắt này thường không phải là vấn đề đáng lo ngại, đây là 1 phần của hàng rào bảo vệ mắt.

Mắt sản xuất 1 lượng dịch nhầy nhỏ và dịch này giúp cho môi trường được giữ ẩm. Nhưng khi chúng ta ngủ thì mắt không chớp nên dịch tiết có thể đọng lại ở các góc. Dịch tiết có thể đóng vảy, dính, đặc, loãng, màu trắng trong hoặc hơi vàng.

Thông thường thì 1 người có ít dịch ở mắt khi thức dậy sẽ cần thiết phải điều trị.

Mắt đỏ

Mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc mắt là 1 trong những nguyên nhân phổ biến của dính mắt. Vi rút hay vi khuẩn đều có thể gây ra mắt đỏ.

Mắt đỏ thường tự cải thiện trong vòng 1-2 tuần, theo hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên nếu như mắt đỏ là do vi khuẩn thì cần thiết phải sử dụng kháng sinh.

Kể cả mắt đỏ do vi khuẩn hay vi rút thì đều dễ lây, vì vậy nếu như bạn mắc phải mắt đỏ thì nên rửa tay cẩn thận thường xuyên và tránh để tay chạm mắt. Các triệu chứng của viêm kết mạc mắt bao gồm:

  • Đỏ, hồng hoặc sưng mắt;
  • Ngứa hoặc rát mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh;
  • Đóng vảy dọc theo mí mắt hoặc lông mi.

Theo CDC (Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ) thì nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm. Cha mẹ hoặc là người chăm sóc nên lưu ý các triệu chứng này ở trẻ sơ sinh và đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có.

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng có các triệu chứng tương tự như viêm kết mạc do vi rút hoặc vi khuẩn, nhưng nguyên nhân ở đây là do phản ứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng thông thường bao gồm: bụi, phấn hoa và lông của vật nuôi.

Các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng bao gồm:

  • Ngứa mắt;
  • Chảy nước mắt;
  • Tiết dịch ở mắt;
  • Sưng;
  • Triệu chứng ở cả 2 bên mắt.

Một người bị dị ứng có thể thấy mắt của họ tiết nhiều dịch hơn khi các triệu chứng bùng phát. Và khi các dịch tiết này khô đi, vùng mắt sẽ bị dính hoặc đóng vảy.

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang dị ứng, bạn nên đến khám bác sĩ để tìm ra được chẩn đoán phù hợp. Các thuốc kháng dị ứng hoặc nước nhỏ mắt có thể giúp đỡ ngứa và khô.

Khô mắt

Nếu như mắt của bạn không sản xuất đủ nước mắt thì điều này cũng có thể gây ra ghèn mắt. Theo hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ thì khô mắt gây ra:

  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát;
  • Nhìn mờ;
  • Cộm mắt hoặc giống như có sạn trong mắt;
  • Các dây dịch nhầy trong hoặc xung quanh mắt;
  • Đỏ mắt hoặc khó chịu;
  • Đau khi sử dụng kính áp tròng;
  • Chảy nước mắt nhiều.

Có 1 điều khá là ngược đời đó chính là khô mắt lại gây ra chảy nhiều nước mắt. Tuy nhiên là đây là kết quả của việc mắt đã quá khô dẫn tới sản xuất nhiều độ ẩm hơn.

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến cáo những trường hợp khô mắt nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng mắt. Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn sử dụng dung dịch nhỏ mắt hoặc máy giữ ẩm tại nhà và tránh các yếu tố kích ứng từ môi trường như khói thuốc lá.

Lẹo

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ mô tả lẹo là dạng viêm tuyến nhầy ở vùng viền mí mắt có thể gây ra ghèn. Lẹo có vẻ tương tự khá giống nhọt và gây ra:

  • Đỏ mắt;
  • Sưng;
  • Tiết dịch.

Để điều trị lẹo, bạn có thể chèn ấm lên vùng tổn thương vài lần 1 ngày. Điều này có thể giúp thoát lưu vị trí bị tắc nghẽn. Các bác sĩ có thể sử dụng khám sinh dạng bôi, thuốc nhỏ hoặc steroid để cải thiện thời gian hồi phục trong 1 số trường hợp.

Nếu như lẹo không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, có thể sẽ cần phải làm thủ thuật rạch để dẫn lưu lẹo. Trong 1 ít số trường hợp nếu như không được điều trị thì lẹo có thể dẫn tới nhiễm trùng các bộ phận khác của mắt.

Tắc ống lệ

Tắc ống lệ xảy ra khi có vật nào đó làm tắc nghẽn hệ thống ống lệ. Điều này có nghĩa là nước mắt không thể thoát ra khỏi mắt làm cho mắt bị ướt, kích thích và cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng mắt.

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ chỉ ra các triệu chứng của nhiễm trùng mắt như sau:

  • Tiết dịch nhầy;
  • Sưng, đỏ và đau;
  • Nhìn mờ;
  • Tiết dịch dạng máu;
  • Sốt;
  • Vảy đóng ở lông mi và mí mắt.

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra sự tắc nghẽn nếu như có các triệu chứng liên quan tới vấn đề này.

Nếu như các bác sĩ nghi ngờ sự tắc nghẽn gây ra nhiễm trùng, có thể sẽ phải sử dụng kháng sinh. Nếu như tình trạng này lặp đi lặp lại thì sẽ cần phải làm phẫu thuật để mở rộng hệ thống ống dẫn nước mắt.

Tắc ống lệ ở trẻ em

Trẻ thường bị tắc ống lệ trong 1 vài năm đầu. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng này hơn vì hệ thống ống lệ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Tắc ống lệ thường gây ra ghèn màu vàng hoặc trắng bám dọc theo mi mắt, thỉnh thoảng có thể làm cho bé khó mở mắt.

Mắt của trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc kích thích do tắc ống lệ và tình trạng này cần được các bác sĩ khám và điều trị.

Bạn nên sử dụng bông gòn sạch và ẩm để lau từng mắt cho bé. Điều này giúp hạn chế việc nhiễm trùng lây lan từ mắt bị viêm.

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, các ống thoát sẽ tự mở trong vòng vài tháng đầu tiên. Các bác sĩ cũng có thể rửa vùng ống này để điều trị triệu chứng nếu như cần thiết. Những bậc cha mẹ mới cũng nên biết các kĩ thuật mát xa vùng mặt để hỗ trợ hệ thống ống lệ được mở và thoát lưu được nước mắt.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng viêm xảy ra ở mí mắt. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng;
  • Đỏ;
  • Đau;
  • Các hạt dầu hoặc đóng vảy ở viền mí mắt.

Tất cả chúng ta điều có vi khuẩn và hệ vi sinh vật ở trên bề mặt da. Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ thì những trường hợp bị viêm bờ mi có thể có nhiều vi khuẩn hơn ở vùng gần mí mắt so với những người khác.

Thỉnh thoảng, tình trạng này cũng do bọ ve hoặc các tình trạng da bong tróc chẳng hạn như gàu.

Tình trạng viêm bờ mi có thể được điều trị các triệu chứng bằng giữ vệ sinh mắt thật tốt và điều trị nguyên nhân căn bản nếu được. Ví dụ như gàu là nguyên nhân chính thì việc điều trị gàu cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng.

Các tình trạng nhiễm trùng khác

Viêm giác mạc do nấm và viêm giác mạc do nhiễm Herpes cũng có thể gây mắt tiết dịch. Nhiều bệnh lý nhiễm trùng mắt cũng có thể có các triệu chứng tương tự như:

  • Đau mắt;
  • Đỏ mắt;
  • Nhìn mờ;
  • Sưng mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Tiết dịch mắt.

Điều trị

Điều trị ghèn phụ thuộc vào nguyên nhân. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Hầu hết các bác sĩ sẽ điều trị tình trạng ghèn này bằng các thuốc phù hợp với nguyên nhân bệnh, chẳng hạn như:

  • Kháng sinh uống hoặc bôi cho nhiểm khuẩn;
  • Kháng nấm nếu như nhiễm nấm;
  • Kháng vi rút;
  • Kháng dị ứng đối với các trường hợp dị ứng.

Nếu các thuốc không hiệu quả đối với các trường hợp lẹo hoặc tắc ống lệ thì có thể phải làm tiểu phẫu.

Chăm sóc tại nhà

Nếu như có các triệu chứng của mắt, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp. Điều này rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên trong thời gian chờ các triệu chứng cải thiện, có 1 số biện pháp tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng ghèn hay dính mắt.

Giữ vệ sinh mắt tốt giúp đỡ ghèn mắt. Rửa mắt bằng pha loãng xà phòng dành cho trẻ với nước ấm và thoa nhẹ nhàng dọc theo lông mi, chà nhẹ trong 15 giây rồi rửa sạch.

Nếu bạn không chắc tình trạng mắt của bạn là dạng nhiễm khuẩn có thể lây hay không thì hãy rửa tay với dung dịch sát khuẩn trong vòng 20 giây sau khi rửa 1 bên mắt. Không nên sử dụng chung hoặc sử dụng lại khan lau mặt, khăn tắm hoặc bông gòn đã chạm vào khu vực này.

Để giảm các triệu chứng như đau mắt đỏ, khô mắt hoặc lẹo bạn nên sử dụng gạc ấm cùng với thuốc nhỏ mắt để làm sạch mắt. Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprogen có thể giúp giảm đau hoặc giảm sưng nhưng không giúp điều trị tình trạng đang nhiễm trùng.

Nếu đang nhiễm trùng mắt bạn nên tránh sử dụng kính áp tròng và tốt hơn là sử dụng cặp kính mới sau khi hết bệnh. Bạn cũng nên tránh sử dụng lông mi giả hoặc trang điểm vùng mắt khi đi gặp các vấn đề ở mắt.

Ngăn ngừa

Biện pháp chính đề phòng ngừa ghèn ở mắt là giữ vệ sinh mắt. Bạn nên vệ sinh mắt, mi mắt, lông mày và các vùng xung quanh bằng dung dịch xà phòng cho trẻ pha loãng.

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, nên rửa tay trước khi đặt kính vào mắt hoặc trước khi tháo kính mắt và thay kính mới thường xuyên.

Theo Viện Mắt Hoa Kỳ, bỏ hút thuốc lá cũng giúp giảm sự kích thích từ khói thuốc lá. Điều này còn giúp giảm nguy cơ gây ra các tình trạng bệnh lý khác của mắt. Với những cơ địa dị ứng, hạn chế tiếp xúc với các kích tố gây ngứa hoặc tiết dịch mắt.

Để hạn chế các vấn đề của mắt ở trẻ nhỏ, bạn nên:

  • Vệ sinh tay và mặt của trẻ thường xuyên;
  • Mát xa vùng mặt trẻ để tránh các dịch tiết của mắt tích tụ gây tắc ống lệ;
  • Sử dụng nước nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Giữ môi trường vệ sinh và sạch sẽ.

Tổng kết

Một ít dịch tiết ở mắt là bình thường, nhất là sau khi ngủ. Tuy nhiên ghèn mắt có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc dị ứng. Các bác sĩ sẽ giúp đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác.

Các thuốc và các sản phẩm như nước nhỏ mắt, thuốc giảm đau, kháng dị ứng có thể giúp điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên điều trị phù hợp nhất là kết hợp điều trị căn nguyên của bệnh.

Mắt của trẻ dễ bị viêm và bị tắc ống lệ trong những tháng đầu đời. Nếu như trẻ của bạn có ghèn, bạn nên đưa trẻ đi khám sớm

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top