✴️ Viêm bờ mi

Nội dung

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm tuyến nhờn ở mi mắt. Nguyên nhân chủ yếu do mắt khô.

Triệu chứng viêm bờ mi

Tình trạng này làm mi mắt đỏ, ngứa và sưng nề. Phần gốc lông mi đóng vảy. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác như là:

  • Cảm giác cộm hay bỏng rát trong mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Mờ mắt;
  • Khô mắt;
  • Mắt đỏ;
  • Chảy nước mắt;
  • Lông mi xơ xác khi thức dậy vào buổi sáng.

Nguyên nhân gây viêm bờ mi

Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Viêm nhiễm (vi khuẩn, vi rút…);
  • Tắc tuyến nhờn trên mi mắt;
  • Rối loạn hormone;
  • Dị ứng;
  • Các bệnh lý da như viêm da tiết bã, chàm, mụn trứng cá…;
  • Rận mi.

Chẩn đoán viêm bờ mi

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các thông tin như:

  • Quan sát kỹ mi mắt, lông mi và cấu trúc vùng da xung quanh;
  • Sử dụng thiết bị phóng đại để xem các rìa mi mắt và các tuyến vùng đó;
  • Kiểm tra xem mắt có tiết đủ nước mắt không;
  • Lấy mẫu bệnh phẩm từ mi mắt để tìm vi khuẩn.

Chẩn đoán viêm bờ mi

Điều trị viêm bờ mi

Không có cách nào để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm bờ mi. Nhưng bạn có thể kiểm soát và điều trị nó bằng cách chăm sóc mi mắt của mình. Chườm ấm có thể giúp làm mềm lớp vảy và trôi các mảnh vụn dầu. Có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Nhúng khăn sạch trong nước ấm;
  • Vắt khăn và đắp lên mi mắt trong 5 phút;
  • Cần nhúng khăn trong nước ấm để lặp lại nếu cần thiết.

Giữ mắt sạch sẽ cũng có thể làm giảm các triệu chứng:

  • Pha dung dịch gồm dầu gội dành cho trẻ em và nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, đặt một miếng vải sạch lên ngón trỏ và nhúng vào dung dịch trên.
  • Nhắm mắt. Nhẹ nhàng chà khăn lên lông mi và mép mi trong khoảng 30 giây để làm trôi chất nhờn bị tắc. Áp nhẹ dọc theo lông mi của bạn để loại bỏ các chất dầu bị tắc nghẽn từ các tuyến bên dưới lông mi.
  • Rửa kỹ bằng khăn sạch, ấm và ướt. Lau khô. Sau đó làm cho mắt còn lại.

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ có thể tư vấn thêm:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo;
  • Kháng sinh ở nhiều dạng như thuốc mỡ tra mắt, dung dịch nhỏ mắt, thuốc xịt hay dạng viên uống;
  • Thuốc kháng vi rút;
  • Các loại thuốc khác, chẳng hạn như glucocorticoid hoặc cyclosporin.

Biến chứng viêm bờ mi

Tình trạng viêm bờ mi có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Rụng lông mi;
  • Chảy nước mắt;
  • Khô mắt, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc;
  • Các tuyến bị tắc có thể bị nhiễm trùng (chắp) hoặc hình thành một khối mủ (lẹo);
  • Sẹo mi mắt của bạn;
  • Viêm giác mạc.

Phòng ngừa viêm bờ mi

Một vài thay đổi trong lối sinh hoạt và thói quen hằng ngày có thể giúp phòng ngừa:

  • Vệ sinh sạch sẽ mi mắt;
  • Loại bỏ phấn trang điểm trước khi ngủ;
  • Không sử dụng bút kẻ mắt hay trang điểm nếu bạn đang viêm bờ mi, để ngăn ngừa kích ứng;
  • Khi bạn trang điểm trở lại, bạn nên cân nhắc thay thế các sản phẩm này vì chúng có thể đã bị viêm nhiễm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top