✴️ Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kiết lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhiều khi ở người lớn cũng gặp và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do vi khuẩn như Salmonella và Shigella gây ra, bệnh có thể lây nhiễm qua nước uống, thực phẩm bị ô nhiễm hoặc bơi lội ở nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella gây nên. Kiết lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Bệnh kiết lỵ thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ

Bệnh kiết lỵ thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ

 

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân, người bệnh bị bệnh đi đại tiền không rửa tay vi khuẩn từ tay người bệnh lây lan sang những thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh đó, vi khuẩn shigella cũng có trong phân chó, mèo. Nhà có nuôi chó, mèo, trẻ nhỏ rất dễ bị kiết lỵ. Bệnh kiết lỵ cũng có thể lây truyền qua vật trung gian là ruồi. Ruồi bu vào phân người bệnh, phân chó, mèo nhiễm vi khuẩn rồi đậu vào đồ ăn thức uống của con người dẫn đến nhiễm bệnh.

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây nên

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây nên.

 

Triệu chứng bệnh kiết lỵ

Khi mắc bệnh kiết lỵ, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:

– Rối loạn đại tiện: Đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần đi ra rất ít phân hoặc không có phân, hậu môn đau rát kèm theo cảm giác đòi đi đại tiện một cách bức thiết, khẩn cấp.

– Tính chất của phân: Phân thường rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm dịch, xuất hiện máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; đôi khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

– Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện người bệnh thường thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng, sigma và trực tràng, kèm theo cảm giác đau có phản xạ mót rặn, đau buốt. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, dẫn đến đại tiện nhiều lần.

– Các triệu chứng khác: 

+ Sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.

+ Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo từng nguyên nhân, người bệnh có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…

+ Triệu chứng toàn thân: tuỳ từng nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy mòn…

 

Bệnh kiết lỵ lây qua đâu

Các con đường lây nhiễm của bệnh kiết lỵ gồm:

– Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

– Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

– Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.

– Do tay bẩn.

– Bào nang dính dưới móng tay.

– Bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục

 

Biến chứng của bệnh kiết kỵ

Các biến chứng thường gặp khi bị kiết lỵ gồm:

  • Thủng ruột.

  • Xuất huyết tiêu hóa.

  • Lồng ruột.

  • Viêm loét đại tràng sau lỵ.

  • Viêm ruột thừa do amip.

  • Sa hậu môn

  • Rối loạn chức năng của ruột

  • Áp xe gan do amibe

Bệnh kiết lỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Kiết lỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Cách điều trị bệnh kiết lỵ

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị kiết lỵ gồm:

– Thuốc Emetine: Đây là thuốc thuốc bài tiết chậm. Nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.

– Thuốc Metronnidazole: Thuốc sẽ xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.

– Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.

– Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella như: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Việc dùng sai thuốc không những khiến bệnh không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

 

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ:

– Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thực hiện ăn chính, uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Rửa sạch, ngâm rau sống bằng nước muối, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn bu.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp theo đúng quy trình.

 

Bệnh kiết lỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi

Bị kiết lỵ nên ăn gì?

– Món ăn nhạt dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ.

– Rau củ quả tươi, có thể ép thành nước để uống hoặc luộc.

– Bổ sung thêm lợi khuẩn Probiotic để cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn.

– Ăn những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn như: ngó sen, lá chè, tỏi,..

Bị kiết lỵ kiêng ăn gì?

Khi bị bệnh kiết lỵ cần tránh những loại đồ uống, thực phẩm sau đây:

– Hạn chế dùng thực phẩm như: hành tây, rau hẹ, giá đậu, rau cần,…Đây là những thực phẩm chứa nhiều xơ, làm đi ngoài nặng hơn, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét và còn kích thích các vết loét đường ruột hơn.

– Giảm thực phẩm giàu Protein như: thịt, cá, sữa bò, trứng,..trong các bữa ăn thường ngày.

– Không ăn những món ăn kích thích như: bột hạt cải, hạt tiêu, ớt,…

– Không sử dụng đồ uống có ga, rượu, bia,…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top