ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Là những dị vật có bản chất vô cơ, hữu cơ,… thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp ở Thanh – Khí – Phế quản.
Nguyên nhân:
Trẻ em có thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng. ‒ Do tai biến thủ thuật, phẫu thuật : Nạo VA, nhổ rang, lấy dị vật mũi
TRIỆU CHỨNG:
Hội chứng xâm nhập
Khi bị hóc, bệnh nhi lập tức lên cơn ho sặc sụa dữ dội, kèm khó thở thanh quản điển hình ( khó thở chậm, thì thở vào, có tiếng rít, co kéo các cơ hô hấp, tím tái vả mồ hôi; kích thích vật vả; có thể có rối loạn cơ vòng: Đái dầm, ỉa đùn…)
Tùy vị trí mắc lại của dị vật mà triệu chứng lâm sàng khác nhau.
Dị vật thanh quản
Nếu dị vật to, nút kín thanh môn, bệnh nhi có thể chết ngạt không kịp cấp cứu.
Nếu dị vật nhỏ gọn như xương cá, hạt dưa, vảy ốc…sẽ khó thở thanh quản điển hình
Dị vật khí quản
Khó thở cơn (do dị vật di động lên xuống)
Đau tức sau xương ức
Khám nghe được dấu hiệu phất cờ (lật phật cờ bay)
Dị vật phế quản
Thường gặp ở phế quản gốc (phải nhiều hơn phế quản trái vì bên phải khẩu độ lớn và thẳng chiều với khí quản hơn).
Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp Xquang phổi, 70 - 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các triệu chứng vay mượn: xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản - phổi, áp xe phổi...
CHẨN ĐOÁN:
Tiền sử bệnh:
Khai thác kỹ các dấu hiệu của hội chứng xâm nhập
Triệu chứng lâm sàng:
Khó thở thanh quản kéo dài, nếu dị vật ở thanh quản.
Thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn ho sặc sụa, khó thở và nghe thấy tiếng cờ bay: nghĩ tới dị vật ở khí quản.
Xẹp phổi, viêm phế quản - phổi: nghĩ tới dị vật phế quản.
X-quang:
Thấy được nếu là dị vật cản quang,
Nghi ngờ nếu thấy hình ảnh xẹp phổi, ứ khí một bên
Nội soi khí-phế quản ống mềm hoặc ống cứng:
Vừa để xác định chẩn đoán vừa để điều trị.
ĐIỀU TRỊ:
Nghiệm pháp Heimlich
Vỗ lưng ấn ngực
Mở khí quản
Nội soi khí-phế quản lấy dị vật
Kháng sinh, chống phù nề, giảm xuất tiết, nâng cao thể trạng và trợ tim mạch.
BIẾN CHỨNG:
Biến chứng tức thì:
Ngưng thở do dị vật lấp thanh môn.
Ngưng tim
Biến chứng do sự bít tắc:
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: ít gặp.
Nhiễm trùng thứ phát do dị vật bỏ quên.
Có nguy cơ sẹo hẹp phế quản sau khi lấy dị vật
Biến chứng do soi phế quản:
Phù nề thanh quản do ống soi chạm mạnh.
Trầy, chảy máu niêm mạc phế quản do đầu ống soi hoặc do kiềm gắp dị vật
Thủng hoặc dò thành phế quản do dị vật đâm thủng.
Ngưng tim lúc soi
PHÒNG BỆNH:
Tuyên truyền tính chất nguy hiểm của dị vật đường thở, giáo dục không cho trẻ em ngậm đồ chơi, không cho ăn những thức ăn dễ hóc, không cho uống thuốc cả viên… Nếu bị hóc hoặc nghi ngờ hóc đường thở cần đi bệnh viện khám ngay.
Ở trẻ em khi có ho, khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân cần nghĩ tới dị vật đường thở bị bỏ quên trước khi tìm các nguyên nhân khác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh