Chọc hút áp xe thành bụng là thủ thuật đưa kim vào ổ áp xe ở cơ thành bụng để hút dịch làm xét nghiệm hoặc dẫn lưu dịch từ ổ áp xe qua kim nhỏ.
Các ổ áp xe đã dịch hóa đường kính >= 5cm
Ổ áp xe điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả, dọa vỡ, cặn ổ áp xe.
Ổ áp xe cần chọc hút để xác định nguyên nhân: Nuôi cấy định danh vi khuẩn.
Ổ áp xe sau chấn thương hoặc sau mổ.
Các trường hợp rối loạn đông máu nặng: PT< 50G/l,TC <50G/L
Dị ứng thuốc tê Xylocain
Ngưởi bệnh không đồng ý can thiệp
01 bác sĩ có kinh nghiệm, 01 điều dưỡng
Kim hút có nòng đường kính: 1,8-2,1mm , chiều dài 9-15cm
Găng vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay, còn iod, gạc vô trùng, khăn có lỗ.
Các dụng cụ vô khuẩn khác: Bơm, kim tiêm, khay quả đậu, lọ đựng bệnh phẩm xét nghiệm.
Thuốc gây tê xylocain.
Kiểm tra mạch huyết áp nhịp thở
Giải thích cho bố mẹ trẻ về mục đích của thủ thuật, nhưng tai biến có thể xảy ra, động viên trẻ an tâm hợp tác với thầy thuốc, bố (mẹ) trẻ được viết cam đoan theo mẫu.
Có đủ các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, đông máu cơ bản, HIV. Kết quả xét nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.
Chuẩn bị người bệnh tư thế nằm ngửa hoặc trái hoặc phải tùy thuộc vị trí áp xe, đưa hai tay lên đầu bộc lộ vùng bụng và ngực
Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sát khuẩn vị trí chọc.
Trải khăn vô khuẩn có lỗ bộc lộ vị trí áp xe
Gây tê tại chỗ chọc kim, vị trí ổ áp xe
Chọc kim qua da tới ổ áp xe, rút nòng kim lắp bơm 20ml vào kim hút mủ, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, (phết lam, cấy mủ). Khi hút hết mủ lắp nòng kim vào kim và rút kim.
Băng dính gạc chỗ chọc => chuyển người bệnh vào phòng theo dõi.
Ghi hồ sơ bênh án, ngày giờ làm thủ thuật, bác sĩ làm thủ thuật, mủ ổ áp xe: số lượng, tính chất, màu sắc, mùi.
Mạch, huyết áp, tình trạng ổ bụng của người bệnh trong 36giờ làm thủ thuật
Phát hiện xử trí biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng, chọc vào ổ bụng) ghi hồ sơ bệnh án.
Nhìn chung làm thủ thuật khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có một số tai biến cũng có thể xảy ra:
Xử trí: Tiêm tĩnh mạch transamin, bù dịch và máu nếu cần, theo dõi chặt chẽ và can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng chảy máu trong ổ bụng không kiểm soát được.
Xử trí: Chuyển ngoại phẫu thuật.
Xử trí: Dẫn lưu khí màng phổi.
Xử trí: Theo dõi sát nếu chảy ít không cần can thiệp để người bênh nằm theo dõi thêm. Nếu chảy máu nhiều nên can thiệp ngoại khoa truyền máu.
Xử trí: Uống thuốc giảm đau Eferalgan
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh