Đau xương chậu là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa). Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng cơn đau có thể gây mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của mẹ bầu.
Sự phát triển của thai nhi: Thai lớn dần gây áp lực lên khung chậu và các dây chằng nâng đỡ tử cung.
Tác động của hormone Relaxin: Hormone này giúp làm mềm các dây chằng vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, nhưng cũng làm tăng nguy cơ đau nhức.
Tiền sử bệnh lý xương khớp: Mẹ bầu từng mắc bệnh khớp, chấn thương vùng chậu hoặc đau xương chậu ở lần mang thai trước có nguy cơ cao hơn.
Đi đứng nhiều hoặc đứng lâu: Thường gặp ở phụ nữ làm công việc tiếp thị, bán hàng, hoặc hoạt động nhiều trong ngày.
Đi giày cao gót: Làm thay đổi trọng tâm cơ thể, gây mất cân bằng và tăng áp lực lên vùng chậu.
Thiếu hụt canxi: Do nhu cầu canxi tăng cao trong thai kỳ, nếu không bổ sung đầy đủ có thể gây đau nhức xương khớp, bao gồm cả vùng chậu.
Đau tại vùng mu, thắt lưng, hông, vùng giữa hai chân hoặc sâu trong đùi.
Cảm giác cứng khớp, phát ra tiếng kêu khi cử động vùng khung chậu.
Đau tăng khi vận động, đi lại, hoặc khi đứng lâu.
Đau nhiều hơn về đêm, gây rối loạn giấc ngủ.
Mệt mỏi, khó chịu, hạn chế vận động trong sinh hoạt hàng ngày.
Thai phụ có tiền sử đau xương chậu trước hoặc trong thai kỳ trước.
Người từng chấn thương vùng chậu.
Phụ nữ thừa cân, béo phì.
Người ít vận động, tư thế sinh hoạt không đúng.
Tránh ngồi lâu một tư thế, thay đổi tư thế thường xuyên.
Đứng thẳng lưng, phân đều trọng lực lên hai chân.
Hạn chế xoay người đột ngột hoặc mang vác vật nặng.
Khi leo cầu thang: bước từ từ, ưu tiên chân khỏe bước trước.
Ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi đủ giấc, uống đủ nước.
Nằm nghiêng về bên ít đau nhất, có thể sử dụng gối ôm hỗ trợ giữa hai chân.
Khi trở mình, nên di chuyển hai đầu gối cùng lúc để giảm áp lực vùng chậu.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: sữa, đậu nành, hải sản, rau lá xanh.
Bổ sung canxi theo chỉ định bác sĩ, đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi.
Mẹ bầu nên đi khám nếu:
Cơn đau xương chậu kéo dài, có xu hướng nặng dần.
Cảm giác tê lan xuống chân, khó đi lại.
Đau ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và khả năng sinh hoạt.
Khám thai định kỳ và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng giúp phát hiện sớm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, từ đó đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh