✴️ Ethambutol 400 mg - Imexpharm

THÀNH PHẦN

Thành phần: Ethambutol Hydrochlorid – 400mg.

Tá dược: Povidon, Tinh bột bắp, Cellulose vi tinh thể, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat, Talc, Colloidal Anhydrous Silica, Hydroxypropyl Methyl Cellulose, Titan Dioxid, Plasdon, Opadry vừa đủ 1 viên.

 

DƯỢC LỰC HỌC

Ethambutol là thuốc chống lao tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn. Thuốc cũng ức chế sự phát triển của hầu hết các chủng vi khuẩn lao kháng Isoniazid và Streptomycin. Vi khuẩn lao kháng thuốc phát triển rất nhanh, nếu dùng Ethambutol đơn độc.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Ethambutol được hấp thu nhanh (75 – 80%) qua đường tiêu hóa. Thuốc phân bố vào tất cả các mô, bao gồm cả phổi, thận và hồng cầu. Thuốc vào dịch não tủy khi màng não bị viêm, thuốc cũng qua nhau thai và vào sữa mẹ.

 

CHỈ ĐỊNH

Ethambutol được chỉ định điều trị cả lao mới và lao tái phát và bao giờ cũng phải dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác như Isoniazid, Rifampicin, Streptomycin và Pyrazinamid để ngăn chặn phát triển kháng thuốc.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thuốc chống chỉ định với người bệnh viêm dây thần kinh thị giác và người có tiền sử quá mẫn cảm với Ethambutol.

 

LIỀU DÙNG THUỐC

Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Hàng ngày: 15 mg/kg thể trọng, uống 1 lần; hoặc liều cách quãng, 30 mg/kg thể trọng, tuần dùng 3 lần, hoặc 45 mg/kg thể trọng, tuần dùng 2 lần.

Người bệnh suy thận:

Độ thanh thải creatinin từ 70-100 ml/phút thì dùng liều không quá > mg/kg thể trọng/ngày.

Độ thanh thải creatinin từ <70 ml/phút thì dùng liều phải giảm theo chỉ định.

Độ thanh thải creatinin từ 10-50 ml/phút: Khoảng cách các liều dùng cách nhau từ 24-36 giờ.

Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Khoảng cách các liều dùng cách nhau 48 giờ.

 

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

Thường gặp: Tăng Acid Uric máu nhất là trong 2 tuần đầu. Có thể có sốt, đau khớp.

Rất ít gặp: Viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực và không phân biệt được màu đỏ với màu xanh lá cây.

Rất hiếm gặp: Đau đầu, sốt, đau khớp và các phản ứng da; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng; viêm gan, quá mẫn ngoài da, viêm thần kinh ngoại vi.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

 

XỬ LÝ KHI QUÁ LIỀU

Dấu hiệu và triệu chứng: Không thấy dấu hiệu ngộ độc cấp với liều dùng bình thường. Ngộ độc cấp thường xảy ra khi dùng liều cao hơn 10g với các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, đau bụng, sốt, lú lẫn, ảo giác và các bệnh lý khác của thần kinh thị giác.

Xử trí:Khi ngộ độc Ethambutol, phải nhanh chóng rửa dạ dày và tiến hành thẩm phân thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nhanh nồng độ thuốc trong máu.

 

THẬN TRỌNG

Với người bệnh giảm chức năng thận phải giảm liều, dựa vào nồng độ Ethambutol trong huyết thanh.

Thận trọng với người có bệnh ở mắt (như đục thủy tinh thể, các tình trạng tái phát viêm mắt, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường), người già và trẻ em, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi vì khó phát hiện và đánh giá các biến đổi về chức năng thị giác.

Thời kỳ mang thai: Ethambutol qua được nhau thai nhưng chưa có nguy cơ nào được thông báo vì dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú: ethambutol qua được sữa nên không sử dụng cho trẻ nhỏ vì không thể cho biết rối loạn thị giác.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy: Chưa có dữ liệu nghiên cứu nhưng nên cẩn trọng khi sử dụng vì cũng gây tác dụng phụ trên thần kinh thị giác, đau đầu.

 

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top