Đại trực tràng (ruột già) là đoạn ruột cuối cùng của ống tiêu hóa. Đoạn ruột này dài khoảng 1,2m, là nơi tiếp nhận và bài tiết các thức ăn không tiêu hóa được. Khi tế bào ác tính hình thành ở lớp trong cùng của thành ruột và bắt đầu xâm lấn ra phía ngoài sẽ dẫn đến ung thư đại trực tràng. Đây là loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Các giai đoạn tiến triển:
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn 1, lớp trong cùng của đại tràng chỉ mới bị xuất hiện các tế bào ung thư ác tính. Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn này thì tỷ lệ sống của người bị ung thư đại trực tràng cao khoảng 85 - 90%.
- Giai đoạn 2:
Đến giai đoạn 2, khu vực khác trong đại tràng đã bị các tế bào ung thư xâm lấn. Do các tế bào này vẫn chưa di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể nên tỷ lệ sống của người mắc bệnh cao khoảng 80%.
- Giai đoạn 3:
Ở giai đoạn 3, các hạch bạch huyết xung quanh đại tràng đã bị xâm lấn bởi tế bào ung thư. Vì vậy, nếu điều trị ở giai đoạn này thì cơ hội sống của người bệnh chỉ còn 40 - 60%.
- Giai đoạn 4:
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối cùng thì các tế bào ác tính đã di căn và lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ sống ở giai đoạn này rất thấp, còn khoảng 10%.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột già, nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được tác nhân. Tuy nhiên, bạn có thể mắc khi có một số yếu tố nguy cơ dưới đây:
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư này ít biểu hiện triệu chứng nên rất khó phát hiện và chẩn đoán chính xác. Để nhận biết, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình dưới đây:
Phần lớn, người bệnh đều bị rối loạn tiêu hóa. Một số triệu chứng thường gặp như: hơi thở có mùi khó chịu, hay ợ chua, ợ hơi, đau quặn bụng,… Đồng thời, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng.
Khi bị táo bón, người bệnh đi ngoài khó khăn, đau quặn, mót rặn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị mắc ung thư đại trực tràng.
Phân bị thay đổi hình dạng và kích cỡ, mỏng, hẹp so với bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân có hình lá lúa hoặc chiếc bút chì là do khối u gây cản trở khiến phân bị chặn lại khi đào thải ra ngoài.
Cơ thể đột nhiên bị sút cân bất thường, không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, người bệnh bị mất máu nhiều trong phân khiến cơ thể bị suy nhược và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Sau khi đi ngoài, phân bị lẫn máu là triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, triệu chứng này thường giống với một số bệnh khác như: trĩ, nứt hậu môn,… nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, người bệnh nên biết cách phân biệt để có biện pháp điều trị kịp thời. Khi đi ngoài ra máu do trĩ thì máu phủ ngoài phân sẽ có màu đỏ tươi. Trong trường hợp do ung thư trực tràng thì phân bị lẫn máu và chất nhầy.
Ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nên việc phát hiện và điều trị sớm có thể làm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.
Hiện nay, với sự phát triển của lĩnh vực y khoa, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng các cơ quan bên trong ổ bụng để cắt bỏ các khối u hay các hạch bạch huyết di căn hiệu quả thông qua phẫu thuật nội soi ứng dụng robot. Đồng thời, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp hóa trị, xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật.
Ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua một số biện pháp dưới đây:
Những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng. Thông qua một số biện pháp đơn giản mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh