Hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng, làm ăn không ngon, khẩu vị thay đổi đòi hỏi cần có một chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Đối với người cao tuổi, tình trạng mất ngủ sẽ diễn ra thường xuyên, xuất phát từ việc cơ thể lão hóa, đi tiểu đêm, hay tỉnh giấc. Vậy nên thành viên trong gia đình và bản thân người cao tuổi cần lưu ý các giải pháp giúp dễ ngủ hơn:
Người cao tuổi hệ xương khớp cũng dần yếu đi, dễ mắc các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức, loãng xương nên cần chú ý đến việc đi lại, nằm, hoạt động thể chất:
Bình thường, mỗi ngày người cao tuổi có thể đại tiện 3 lần sau các bữa ăn hoặc 2-3 ngày mới đi một lần. Tổng lượng phân không quá 200g nếu ăn ít chất xơ.
Cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, hoặc 1-2 ngày/lần. Nếu phân có máu tươi, cần khám bệnh sớm, yêu cầu thăm khám hậu môn để phát hiện ung thư phần thấp của trực tràng. Không rặn mạnh khi đại tiện để phòng xuất huyết ở một mạch máu đã bị tổn thương trước đó.
Có thể tạo phản xạ dễ đi đại tiện bằng cách tập thể dục, xoa day thành bụng từ phải sang trái, uống trước một cốc nước, một ly sữa hoặc một ly cà phê.
Việc thay đổi tư thế ngồi lúc đi đại tiện (ngồi xổm, ngồi nghiêng sang bên trái, ngồi ngả ra đằng sau) cũng có thể làm cho cơ thít hậu môn dễ mở hơn. Đi đại tiện xong, không đứng dậy ngay một cách đột ngột mà nên cúi mình ra trước, từ từ ngồi dậy.
Nếu thấy chóng mặt, nên vịn vào một chỗ nào đó, chờ hết chóng mặt hãy đứng lên. Đây là tình trạng thiếu máu lên não, thường chỉ thoáng qua; nếu kéo dài thì nằm nghỉ, tốt nhất là có bác sĩ theo dõi.
Người cao tuổi bình thường đi tiểu dễ dàng, không buốt, không dắt, không sót lại; tia nước tiểu thẳng, không bị ngắt quãng. Tình trạng hay tiểu tiện đêm có thể do mất ngủ, hoặc có một vài bệnh như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt…
Khi đi tiểu cũng phải vịn vào một chỗ nào đó. Nếu chóng mặt thì cúi đầu ra phía trước, chờ hết hãy đi vào. Khi đi tiểu, một lượng nhiệt sẽ bị thải ra theo nước tiểu, áp suất trong ổ bụng bị hạ thấp do mất sự chèn ép của bàng quang, lượng máu lên não thiếu.
Điều này cũng gây chóng mặt và dễ bị ngã. Kinh nghiệm cho thấy, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi dễ gặp về ban đêm, lúc dậy đi tiểu.
Do đó, nếu đang đắp chăn ấm, trước khi ngồi dậy, phải mở dần chăn ra để nhiệt độ cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, đồng thời phải nằm nghiêng một lúc rồi mới từ từ ngồi dậy. Nếu đi tiểu rắt, buốt hay có máu, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Về ban đêm, tốt nhất là có bô tiểu để cạnh giường, tiện tầm tay với, không phải đi ra khỏi phòng.
Sau 60 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa và sức đề kháng giảm sút, đầu tiên các triệu chứng sẽ xuất hiện ở hệ tiêu hóa, hệ xương, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn… khiến cơ thể mệt mỏi, không được linh hoạt.
Thời điểm này người cao tuổi sẽ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, tai biến, đau nhức xương khớp, loãng xương, tim mạch, cao huyết áp… nghiêm trọng hơn là ung thư.
Do đó khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi là cực kỳ quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm được bất thường trong cơ thể để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trong gia đình và ngoài xã hội, người cao tuổi luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Để tránh những bệnh và biến chứng có thể xảy ra, cần lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ bây giờ.
Xem thêm: Phòng ngừa té ngã cho người cao tuổi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh