Định nghĩa:
Xơ cứng bì hệ thống (XCB) là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, không rõ căn nguyên , đặc trưng về lâm sàng bởi tình trạng dầy và cứng da do sự tích luỹ collagen, liên quan đến nhiều hệ cơ quan bao gồm ống tiêu hoá , tim, phổi, thận và mạch máu.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng.
Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong XCB
Triệu chứng lâm sàng |
Tỷ lệ |
Triệu chứng lâm sàng |
Tỷ lệ |
Dấu hiệu Raynaud |
90 - 95 |
Rối loạn nhu động TQ |
80 |
Dầy da, cứng da |
100 |
Xơ phổi |
40 |
Giãn mao mạch dưới da |
40 |
Tăng áp ĐMP đơn thuần |
<10 |
Viêm khớp/ đau khớp |
70 |
Suy tim |
30 |
Bệnh lý cơ vân |
50 |
Suy thận |
15 |
Hội chứng Raynaud
Gặp ở 95% người bệnh XCB, thường xuất hiện trước khi có cứng da từ vài tháng đến vài năm, xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh hoặc sang chấn tâm lý và tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đầu ngón trắng, lạnh và giảm cảm giác do co ĐM.
Giai đoạn 2: Vùng chi tím và đau do ứ trệ máu ở hệ tiểu tĩnh mạch.
Giai đoạn 3: màu sắc da trở lại bình thường nhưng vẫn còn cảm giác tê bì hoặc kiến bò
Hơn 90% các trường hợp hội chứng Raynaud có xơ hoá đầu chi, mất móng, loét, hoại tử đầu chi và đôi khi phải cắt cụt.
Triệu chứng ở da và niêm mạc:
Biểu hiện ngoài da của XCB tiến triển qua 5 giai đoạn: phù nề, dầy da, chai cứng, teo da và da trở về bình thường.
Da mặt bị dày cứng gây mất nếp nhăn, môi mỏng căng, khuôn mặt vô cảm, khó há miệng. Cứng da ở các chi gây hạn chế vận động, giảm tiết mồ hôi, rụng lông, móng bị khô cứng, gẫy và có khía. 30% người bệnh có rối loạn sắc tố da với các đám tăng sắc tố xen kẽ với những điểm mất sắc tố da. Một số biểu hiện khác có thể gặp là loét miệng, áp xe răng lợi do loạn dưỡng, calci hoá dưới da ở đầu ngón hoặc vùng da cẳng tay, cổ , đầ u gối.
Triệu chứng cơ xương khớp:
Gặp ở 45% - 90% số người bệnh.
Khớp: Đau, viêm nhiều khớp đối xứng , có thể cứng khớp vào buổi sáng. Vị trí thường gặp là ở các khớp đốt, bàn ngón, cổ tay, gối, khuỷu, háng, có thể có sưng, nóng, đỏ . Thường có tràn dịch khớp do viêm bao hoạt d ịch và xơ hoá gân, dây chằng.
Cơ: biểu hiện đau cơ tăng dần , giai đoạn muộn thường có teo cơ , yếu cơ do hạn chế vận động, loạn dưỡng và xơ hoá cơ.
Triệu chứng ở phổi
Viêm phổi kẽ : Biểu hiện khó thở khi gắng sức, tức ngực, ho khan, giảm rì rào phế nang và ran nổ ở đáy phổi . Trong giai đoạn muộn, khi đã có xơ phổi, bệnh nhân khó thở cả khi nghỉ ngơi.
Tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP): gây ho, khó thở , suy tim phải.
Một số bệnh nhân có thể có viêm phổi do hít, xuất huyết phổi.
Triệu chứng ở đường tiêu hóa:
Có thể biểu hiện triệu chứng trên toàn bộ ống tiêu hóa, bao gồm loét miệng, viêm teo gai lưỡi, rối loạn nuốt, áp xe lợi, trào ngược thực quản, giảm nhu động, loét, hẹp thực quản gây nuốt nghẹn, sặc, giảm nhu động dạ dày, giãn dạ dày, ứ đọng thức ăn, viêm loét, xuất huyết dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, loét hoặc hoại tử ruột.
Triệu chứng tim mạch :
Viêm màng ngoài tim và TDMT xuất hiện ở khoảng 30 - 40% số BN, có thể tiến triển cấp hoặc mạn tính. Ngoại tâm thu thất và các rối loạn dẫn truyền khác gặp ở khoảng 80% số bệnh nhân. Suy tim phải thường gặp trong giai đoạn cuối. Tổn thương cơ tim rất hay gặp do rối loạn tuần hoàn vi mạch gây giảm tưới máu cho cơ tim.
Triệu chứng ở thận :
Các biểu hiện thường gặp là có protein niệu , tăng huyết áp do hẹp ĐM thận và suy thận tiến triển nhanh . Khoảng 80% các tổn thương thận xuất hiện trong vòng 4 - 5 năm đầu, trong đó, 15 - 20% dẫn đến suy thận cấp.
Các triệu chứng khác
Tổn thương hệ nội tiết sinh dục: có thể gặp suy giáp hoặc cường giáp , suy cận giáp do xơ hoá tuyến. Teo tuyến thượng thận trong XCB có thể do điều trị corticoid kéo dài hoặc là biểu hiện của bệnh . Suy giảm chức năng sinh dục cũng thường gặp.
Tổn thương tâm thần kinh: có thể gặp cả tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, ngoại biên (đặc biệt là dây tam thoa) và thần kinh thực vật. Khoảng 50% bệnh nhân có trầm cảm.
Khô mắt, khô miệng cũng rất thường gặp
Biểu hiện cận lâm sàng
Xét nghiệm miễn dịch:
Hai loại tự kháng thể thường gặp nhất là kháng thể kháng nhân (> 90%) và kháng thể kháng Scl - 70 (25 - 40%).
Xét nghiệm huyết học:
Tốc độ máu lắng tăng cao trong đa số BN. Thiếu máu rất thường gặp do tình trạng viêm mạn tính , thiếu sắt do xuất huyết tiêu hoá kéo dài hoặc thiếu vitamin B12 và acid folic do giảm hấp thu.
Thăm dò chức năng phổi:
Thường có rối loạn thông khí hạn chế, giảm DLco do tăng áp ĐMP, viêm phổ i kẽ hoặc hạn chế thông khí.
Xquang phổi hoặc CT scan lồng ngực:
Có thể thấy tình trạng viêm phổi kẽ, xơ phổi, thường tập trung ở 2 đá y.
Thăm dò chức năng tim:
Ttrên siêu âm tim có thể phát hiện tăng áp ĐMP và giãn thất phải. Điện tâm đồ thường phát hiện ngoại tâm thu thất hoặc các rối loạn dẫn truyền khác.
Xét nghiệm sinh hoá má u và nước tiểu:
Có thể có tăng nồ ng độ urê, creatinin máu do suy thận, có protein niệu hoặc hồng cầu niệu do tổn thương cầu thận.
CHẨN ĐOÁN
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Khớp học Hoa kỳ năm 1980.
Bảng 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ cứng bì của Hội Khớp học Hoa kỳ 1980
Tiêu chuẩn chính: Xơ cứng da : dầy da, cứng da đối xứng ở ngón tay, gốc các khớp liên đốt hoặc khớp đốt bàn tay. Tổn thương da có thể liên quan đến toàn bộ bàn tay , cổ , ngực, bụng, mặt. |
Tiêu chuẩn phụ Xơ cứng đầu chi: các tổn thương da mô tả trên giới hạn ở ngón tay Sẹo lõm hoặc mất lớp mô đệm đầu ngón tay, ngón chân: hậu quả của tắc mạch hoặc nhồi máu Xơ hoá 2 đáy phổi: Hình ảnh mờ dạng lưới hoặc nốt, hình tổ ong hoặc hình kính mờ ở 2 đáy phổi trên phim thẳng hoặc phim CT scan lồng ngực |
Chẩn đoán xác định khi có 1 tiêu chuẩn chính hoặc ≥ 2 tiêu chuẩn phụ .
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh mô liên kết hỗn hợp:
Thường có kèm theo các biểu hiện của luput ban đỏ hệ thống hoặc viêm da cơ, có kháng thể kháng RNP.
Dày cứng da do thuốc / hóa chất:
Không có các biểu hiện ở khớp, đường tiêu hóa,phổi và sự xuất hiện của các tự kháng thể.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị:
Điều trị kiểm soát bệnh + điều trị triệu chứng.
Điều trị cụ thể
Các thuốc kiểm soát bệnh
Glucocorticoid (methylprednisolone, prednisolone hoặc prednisone):
Khởi đầu với liều 1,5 - 2 mg/kg/24h, giảm dần và duy trì ở liều 5 - 10mg/ ngày.
Các thuốc này tương đối ít tác dụng trong kiểm soát bệnh và nhiều tác dụng phụ nên tránh sử dụng kéo dài.
Cyclophosphamide (viên 50mg, lọ 200mg, 500mg):
Chỉ định: tổn thương phổi kẽ không đáp ứng với các thuốc khác.
Liều lượng: uống 1 - 2 mg/ kg/ 24h hoặc truyền tĩnh mạch 3 - 4 tuần 1 lần, mỗi lần 500 - 1000mg, giảm liều khi có suy thận . Thời gian điều trị 3 - 6 tháng.
Theo dõi điều trị: CTM 1 tuần /lần, XN chức năng gan thận trước điều trị và 1 tháng /lần trong thời gian điều trị. Ngưng điều trị nế u số lượng BC<1,5 G/ l, TC <100 G/ l, HC niệu (+). Bù dịch tối đa trong thời gian điều trị.
Cyclosporin A (viên 25mg, 100mg):
Chỉ định: tổn thương phổi kẽ không đáp ứng với các điều trị khác.
Liều lượng: 2 - 5mg/ kg/ 24h, uống chia 2 lần trong 3 - 6 tháng.
Theo dõi điều trị: Đo HA hàng tuần. Xét nghiệm chức năng thận trước điều trị và 1tháng/lần, MLCT 3 tháng/ lần trong thời gian điều trị.
D - Penicillamine (viên 300mg):
Chỉ định: trong tất cả các trường hợp có cứng da.
Liều lượng : 500 - 1000mg/ 24h (liều chuẩn ) hoặc 120 - 150mg cách ngày (liều thấp), dùng đường uống.
Theo dõi điều trị : XN hemoglobin, số lượng BC, TC, tổng phân tích nước tiểu trước điều trị, 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu, sau đó 4 tuần/ lần. Tạm ngưng thuốc nếu số lượng BC<1,5 G/ l, TC <100 G/ l, HC niệu (+).
Điều trị triệu chứng
Hội chứng Raynaud
Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá , tránh lạnh, giứ ấm toàn bộ cơ thể, đặc biệt bàn tay và tránh các sang chấn tâm lý .
Thuốc: thuốc chẹn kênh canxi đường uống (đặc biệ là nifedipine ) có hiệu quả tốt nhất. Dạng phóng thích chậm được dung nạp tốt và ít gây tụt huyết áp. Nếu không hiệu quả có thể dùng thêm iloprost truyền tĩnh mạch, prazosin uống hoặc nitroglycerin dán tại chỗ .
Khi có loét đầu chi: đảm bảo vô trùng , tránh bội nhiễm vùng tổn thương. Phẫu thuật loại bỏ tổ chức hoại tử và cắt cụt là những giải pháp cuối cùng.
Tổn thương da
Hạn chế tắm vì có thể làm khô da, nên sử dụng các kem làm ẩm da.
Colchicine có thể có hiệ u quả vớ i triệ u chƣ́ ng canxi hoá dưới da.
Triệu chứng cơ xương khớp
Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) có hiệu quả trong phần lớn trường hợp. Nếu có viêm cơ hoặc viêm gân - bao hoạt dịch không đáp ứng với NSAID, có thể dùng glucocorticoid liều thấp (tương đương prednisolone 10 - 20mg/ngày). Cần phối hợp với phục hồi chức năng.
Phối hợp thêm methotrexate nếu không đáp ứng với glucocorticoid.
Triệu chứng tiêu hoá
Những bệnh nhân có rối loạn nhu động thực quản nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và nằm cao đầu sau ăn , tránh ăn về đêm. Có thể dùng thêm các thuốc kháng axit như cimetidine, omeprazole.
Nếu có chướng bụng , ỉa chảy, sút cân, giảm hấp thu do rối loạn nhu động ruột non , điều trị bằng các kháng sinh phổ rộng như co- trim hoặc ciprofloxacin mỗi đợt 2 tuần. Bổ xung vitamin và muối khoá ng.
Triệu chứng tim phổi
Viêm phổi kẽ : giai đoạn sớm cần được điều trị bằng glucocorticoid và các thuốc ức chế miễn dịch. Khi tổ chức xơ phát triển nhiều, cân nhắc việc ghép phô i.
Tăng áp động mạch phổi đơn thuần: thở ôxy liên tục , dùng thuốc chống đông và điều trị suy tim phải có thể cải thiện tốt các triệu chứng. Cân nhắc sử dụng iloprost truyền tĩnh mạch.
Các biểu hiện tràn dịch màng tim , suy tim, rối loạn nhịp tim điều trị tương tự như trong các bệnh lý khác
Tổn thương thận
Dùng thuốc lợi tiểu nếu có suy thận , cân nhắc lọc máu sớm hoặc liên hệ ghép thận nếu có suy thận nặng không đáp ứng lợi tiểu.
Nếu có cao huyết áp : điều trị hạ áp bằng các thuốc chẹn kênh canxi, ức chế angiotensin II hoặc ức chế men chuyển (nếu không có hẹp động mạch thận hoặc suy thận nặng)
THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
Tình trạng lâm sàng: cứng da, nuốt nghẹn, Raynaud, khó thở, ho, rối loạn nhịp tim...
Các xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải, CRP, tốc độ lắng máu
Các thông số nước tiểu: hồng cầu niệu, protein niệu
Kháng thể kháng nhân
Chức năng thông khí phổi, điện tâm đồ , Xquang tim phổi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Denton C.P (2006). Systemic sclerosis: clinical features and management. Medicine, 34, 11, 480 - 488.
Furst D. E., Pope J., Clements P., Ottawa Methods Group (2004). Systemic sclerosis. Evidence - based Rheumatology. BMJ Publishing Group, 443 - 494.
Lin A.T.H, Clements P.G, Furst D.E (2003). Update on diseasemodifying antirheumatic drugs in the treatment of systemic sclerosis. Rheum Dis Clin N Am, 29, 409–426.
Sapadin A. N., Fleischmajer R (2002). Treatment of Scleroderma.Arch Dermatol, 138: 99 - 105.
Valentini G., Black C (2002). Systemic sclerosis. Best Practice & Research Clinical Rheumatology, 16, 5, 807 - 816.
Subcommittee for Scleroderma Criteria of the American Rheumatism Association Diagnostic and Therapeutic Criteria Committee (1980). Preliminary criteria for the classification of systemic sclerosis (scleroderma). Arthritis Rheum, 23, 581 - 90.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh