KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN QUA DA

Nội dung

Tác giả: Võ Phước Khương*, Lê Công Đức*,

Phạm Duy Quang*, Giảng Anh Duy*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp lấy sỏi thận qua da trong điều trị sỏi thận.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 324 trường hợp lấy sỏi thận qua da  tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 09/2011 đến 08/2023.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 50,18 ± 12,3 tuổi. Kích thước sỏi trung bình 27,4 ± 11,6 mm, 55 sỏi san hô và bán san hô  (7,7%). Đa số trường hợp lấy sỏi qua da với 1 đường hầm vào đài dưới thận. Tỉ lệ sạch sỏi hoàn toàn là 86,7%. Thời gian mổ trung bình 46 ± 20 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 4 ± 2 ngày. Biến chứng nhẹ 9,3%. Hb giảm trung bình 1,5 ± 1,3 g/dl. Biến chứng nặng (0,9%) bao gồm 1 TH chảy máu tái phát được thuyên tác mạch và 2 TH thủng đại tràng sau phúc mạc.

Kết luận: Lấy sỏi thận qua da là phương pháp an toàn và hiệu quả, dần thay thế hoàn toàn phương pháp mổ mở trong điều trị sỏi thận.

Từ khóa: Lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ.

KẾT LUẬN

Với nhiều ưu điểm như hiệu quả sạch sỏi cao, tỉ lệ tai biến biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn ; cùng với sự trang bị đầy đủ phương tiện máy móc, trang thiết bị hổ trợ chúng tôi dần thay thế hoàn phương pháp mổ mở bằng phương pháp LSTQD trong điều trị sỏi thận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Assimos D, Krambeck A, Miller NL et al (2016), “Surgical management of stones: American urological association/Endourological society guideline, PART I”, J. Urol, 196: pp. 1-8.
  2. El-Nahas AR, Eraky I, Shokeir AA et al (2012), “Factors affecting stone-free rate and complications of percutaneous nephrolithotomy for treatment of staghorn stone”, Urology, 79 (6): pp. 1236-1240..
  3. Hadar H, Gadoth N (1984), Positional relations of colon and kidney determined by perirenal fat, Am. J. Roentgenol. 143(4): 773-6.
  4. Hopper KD, Sherman JL, Luethke JM, Ghaed N (1987), The retrorenal colon in the supine and prone patient, Radiology. 162: 443-6.
  5. Mykoniatis I, Pietropaolo A, Pyrgydis N et al (2022), Mini percutaneous nephrolithotomy versus standatd percutaneous nephrolithotomy for the management of renal stone over 2 cm: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials Miner. Urol Nephrol 74(4):409-17.
  6. Rassweiler J.J, Renner C, Eisenberger F (2000), “Management of Staghorn calculi: critical analysis after 250 cases”, Braz J Urol, 26 (5): pp. 463-478.
  7. Rosetter LDL, Assimos D, Desai M et al (2011), The Clinical Research Office of the Endourological Society Percutaneous Nephrolithotomy Global Study: Indications, Complications, and Outcomes in 5803 Patients J Endourol 25(1): 11-17.
  8. Tefekli A, Ali Karadag M, Tepeler K et al (2008), Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified clavien grading system: looking for a standard Eur Urol 53: 184-90.
  9. Türk C, Petrïk A, Sarica K et al (2016), “EAU guidelines on interventional treatment urolithiasis”, Eur. Urol, 69(3): pp. 475-82.
return to top