✴️ Bị liệt nửa người phải làm sao?

Nguyên nhân gây liệt nửa người là gì?

Các nguyên nhân chính gây liệt nửa người bao gồm xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết) và các bệnh về mạch máu não và não, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến não (đột quỵ thiếu máu cục bộ).

Liệt nửa người ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của bệnh nhân

Liệt nửa người ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của bệnh nhân

Chấn thương (tổn thương não) cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người.

Các nguyên nhân khác như: khối u hoặc tổn thương não, áp xe não, bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh các tế bào thần kinh (ví dụ như bệnh đa xơ cứng), mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn (viêm màng não) và viêm não,…

 

Ai có nguy cơ mắc bệnh liệt nửa người?

Liệt nửa người là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc liệt nửa người, chẳng hạn như:

  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh tim mạch;
  • Đột quỵ;
  • Chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn, đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong vòng 3 ngày;
  • Tổn thương đầu sau chấn thương;
  • Hội chứng đau nửa đầu;
  • Bệnh tiểu đường;
  • U não;
  • Nhiễm trùng, cụ thể là viêm não và viêm màng não. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết và áp-xe cổ, có thể lan đến não nếu không có điều trị;
  • Bệnh loạn dưỡng chất trắng não;
  • Viêm mạch máu.

 

Điều trị liệt nửa người bằng cách nào?

Người bị liệt nửa người thường phải mất một thời gian để phục hồi. Không phải tất cả các trường hợp đều có hiệu quả với cùng một phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng biệt. Phương pháp điều trị bao gồm:

Người bị liệt nửa người cần được điều trị phục hồi

Người bị liệt nửa người cần được điều trị phục hồi

  • Thuốc hạ áp và giảm cholesterol có thể dùng cho những người bị liệt nửa người do đột quỵ và có nguy cơ tái phát bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp và bệnh tim mạch;
  • Thuốc kháng đông giúp giảm tắc nghẽn mạch và nguy cơ đột quỵ trong tương lai;
  • Kháng sinh, thường được truyền qua tĩnh mạch, giúp chống viêm não;
  • Phẫu thuật để giải quyết phù não và lấy các dị vật trong não;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Phẫu thuật để giải quyết vấn đề thứ phát, co cơ tự phát, tổn thương cột sống, tổn thương các dây chằng hoặc gân bên đối diện tổn thương;
  • Vật lý trị liệu giúp những vùng não xung quanh chỗ tổn thương có thể hoạt động.
  • Phương pháp này cũng hỗ trợ những bên cơ thể không bị liệt, giúp bạn kiểm soát cử động và duy trì sức khỏe;
  • Các nhóm hỗ trợ, giáo dục gia đình;
  • Tâm lý trị liệu giúp bạn đối phó với những tác động tâm lý của bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top