✴️ Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm điều trị kịp thời sẽ tránh nguy hiểm

Nội dung

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể kéo theo nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau. Do đó việc phát hiện sớm và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm để điều trị kịp thời sẽ tránh gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách và trên lâm sàng biểu hiện đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau về xương khớp trong sinh hoạt mà còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm

 

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nằm thẳng và di chuyển chân theo những vị trí khác nhau nhằm xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Ngoài ra người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra về thần kinh như:

– Kiểm tra phản xạ.

– Sức mạnh cơ bắp.

– Khả năng đi lại.

– Khả năng cảm nhận được những tiếp xúc nhẹ hoặc rung.

Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chủ yếu là thăm khám lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh khác hoặc cần phải kiểm tra các dây thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm sau:

– Chụp X quang: chụp X quang không phát hiện được thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn có thể được thực hiện để loại trừ ác nguyên nhân khác gây đau lưng, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan đến cột sống hoặc xương bị gãy.

Chụp cắt lớp vi tính cung cấp hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh.

Chụp cắt lớp vi tính cung cấp hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh

 

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): cung cấp hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): được sử dụng để xác định vị trí của thoát vị đĩa đệm và xem dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Tủy đồ: một chất nhuộm màu được tiêm vào dịch não tủy sau đó chụp X quang. Xét nghiệm này có thể hiển thị áp lực trên dây thần kinh cột sống của người bệnh do thoát vị đĩa đệm hoặc do các bệnh khác.

Sau khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện bao gồm điều trị nội khoa (dùng thuốc), vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện có các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top