-Liệt nửa mặt trung ương:
+Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles – Bell.
+Bài tiết nước mắt, nước bọt, thính lực và cảm giác 1/3 trước lưỡi bình thường vì dây VII’ nằm ở nửa trên của nhân được chi phối bởi cả hai bán cầu não.
-Liệt nửa mặt ngoại vi:
+Nhìn bình thường: hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi – má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt vẫn cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối do cơ bên liệt bị co cứng.
+Nhìn khi bệnh nhân cử động: mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn.
+Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.
+Dấu hiệu Charles – Bell dương tính: khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài (khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi).
+Dấu hiệu Negro: khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành.
+Dấu hiệu Souques: trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành.
+Dấu hiệu Pierre Marie – Foix: phát hiện liệt mặt trong trường hợp bệnh nhân hôn mê. Thầy thuốc ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì.
– Các triệu chứng khác: liệt dây VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện như trong hội chứng Millard – Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới.
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh thường xảy ra đột ngột khi di tàu xe hoặc thường sau ngủ dậy phát hiện :
Với bệnh lý này, có một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như sau:
-Dùng thuốc:
+Corticosteroids: Prednisolon: 20mg – 60mg/ ngày chia làm 2 – 3 lần / ngày (có thể đến 80mg / ngày ) duy trì 1 – 2 tuần, giảm liều khi lâm sàng cải thiệ Nên cho trong vòng 72 giờ sau khi khởi phát. Methylprednisolon: 16 – 48 mg/ngày
+Thuốc kháng virus: Acylovir 200mg × 5 lần / ngày từ 7 đến 10 ngày
+Kết hợp thuốc kháng virus và corticoide: 1000mg/ngày x 5 ngày kết hợp prenisolone 60mg/ngày x 5 ngày, sau đó 30mg/ngày x 3 ngày, tiếp theo giảm còn 10mg/ngày x 2 ngày.
+Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): 1 viên x 2 uống/ngày x 7 ngày
-Chăm sóc mắt : Nên đeo kính râm chống gió bụi, rửa mắt thường xuyên bằng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý ( NaCl 9 ‰ ) hay Cloramphenicol 0,4 %.
-Vật lý trị liệu : Các bài tập trên khuôn mặt có thể làm giảm thời gian phục hồi hoặc di chứng
-Phương pháp khác: Có thể áp dụng châm cứu, tuy nhiên hiệu quả của châm cứu còn đang được xem xét.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh