Hình ảnh sỏi niệu quản như thế nào?
Hình ảnh sỏi niệu quản như thế nào trong hệ tiết niệu?
Trong hệ tiết niệu, hình ảnh sỏi niệu quản được mô tả là sỏi xuất hiện ở vùng niệu quản của cơ thể. Cơ quan này có cấu tạo là một đường dài khoảng 25 – 28 cm, đường kính trung bình 5mm, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại.
Căn cứ vào vị trí của sỏi, người ta chia thành các loại như: sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi niệu quản trái, sỏi niệu quản phải.
Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp…
Hình ảnh sỏi niệu quản trong hệ tiết niệu
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào X quang nhưng cũng có nhiều khó khăn vì thường là sỏi nhỏ, cản quang kém, dễ bị che khuất bởi các xương trên đường đi của niệu quản. Mặt khác ở vùng chậu còn rất nhiều loại hình cản quang không phải sỏi nên hình ảnh sỏi niệu quản rất khó để nhận biết.
Khi chụp X quang thận thường, sỏi niệu quản có 2 tính chất cơ bản:
– Hình ảnh sỏi niệu quản kéo dài một chiều; hay gặp là hình bầu dục, hình gậy, hình trám, hình tam giác, còn hình tròn thì hiếm gặp.
– Vị trí tương ứng với đường của niệu quản và hướng của nó tuỳ thuộc vào hướng của đoạn niệu quản chứa nó.
Hình ảnh sỏi niệu quản khi chụp x quang thận thường.
Các tính chất khác (rất thay đổi):
– Số lượng: thông thường là một, đôi khi hình ảnh sỏi niệu quản nhìn thấy là dãy nhiều viên xếp dọc theo đường đi của niệu quản.
– Kích thước: rất thay đổi từ 1mm đến vài cm.
– Cấu trúc và bờ: Mặt nhẵn hoặc gồ ghề, đồng nhất hoặc xếp thành lớp.
Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không?
Sỏi niệu quản nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, như:
Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ra ứ nước tại thận, giãn đài bể thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Bệnh sỏi niệu quản nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao rét run, hố thắt lưng căng đau.
Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.
Suy thận mạn: Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.
Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?
Khi sỏi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa (uống thuốc) có hiệu quả đến 80%. Tuy nhiên, thuốc chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, không thể sạch tận gốc và dùng liên tục còn có thể làm tăng áp lực giải độc cho gan.
Trong khi đó, với sỏi có kích thước lớn hoặc gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Trước đây, để có thể tiếp cận với sỏi, bác sĩ sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng người bệnh rất đau đớn, có sẹo xấu, mất nhiều thời gian để phục hồi.
Hiện tại, Bệnh viện đang áp dụng rất thành công công nghệ tán sỏi niệu quản bằng các phương pháp: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là những phương pháp tân tiến nhất trong điều trị sỏi hiện nay, giúp người bệnh có thể sạch sỏi nhanh chóng, hạn chế xâm lấn, ít đau, êm ái và an toàn.
Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser .
Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và <1.5cm.
Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm tan thành những mảnh sỏi nhỏ rồi thải dần qua đường tiểu một cách nhẹ nhàng, không cần phải mổ, không đau đớn, sỏi được tán nhỏ nhờ nguồn năng lượng tia laser chỉ sau 30 – 45 phút, bệnh nhân có thể được ra viện luôn sau đó.
Tán sỏi qua da: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và >1.5cm.
Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 giữa, 1/3 dưới, có kích thước từ 0.6cm.
Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, sỏi được tán thành những mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu đi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, không có các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Người bệnh hầu hết có thể ra viện chỉ sau 24h. Phương pháp này cũng được đánh giá là rất an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh