✴️ Khi nào cần điều trị thoát vị đĩa đệm?

Nội dung

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do vận động hoặc ngã làm tổn thương vùng lưng và mông. Bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của cột sống nhưng thường thấy nhất là ở vị trí thấp của lưng. Trong trường hợp này sẽ gây ra đau thắt vùng lưng và lan xuống cả chân, thoát vị đĩa đệm ở cổ sẽ gây đau cổ, gáy, vai và cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây triệu chứng:
– Đau là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên, thường đau dữ dội nhất khi đi đứng, giảm đau khi nằm nghỉ nhưng không hết hẳn và đau không có biểu hiện giảm nếu không sử dụng thuốc.
– Tê bì: Triệu chứng này xuất hiện tùy thuộc vào vị trí của rễ thần kinh bị chèn ép. Theo đó, các vị trí tê thường thấy là: gót chân, bàn chân, mặt ngoài bắp chân, mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước phần đùi.
– Teo cơ: Sau một thời gian dài nếu bệnh không được phát hiện, có thể nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện một hoặc cả hai tay chân teo nhỏ, đi lại khó khăn và lâu hơn có thể là không đi lại được.
– Đau thần kinh tọa kèm theo cảm giác kiến bò và tê từ mông kéo xuống một chân hoặc kéo ra phía sau. Đó là biểu hiện đau rõ nhất của người bị thoát vị đĩa đệm.

Khi nào cần điều trị thoát vị đĩa đệm là băn khoăn của nhiều người khi mắc bệnh

Khi nào cần điều trị thoát vị đĩa đệm là băn khoăn của nhiều người khi mắc bệnh

Vậy khi nào cần điều trị thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thoát vị đĩa đệm rất khó phân biệt với đau khớp thông thường. Chính vì thế người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được làm những xét nghiệm, kiểm tra cụ thể. Từ đó chẩn đoán chính xác, kịp thời bệnh.
Người bệnh cần điều trị ngay thoát vị đĩa đệm khi có biểu hiện:
– Đau lưng kéo dài, thường là trên 1 tuần gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
– Sau khi ngã hoặc chấn thương mà vẫn đau rất lâu mà không có biểu hiện suy giảm.
– Ban đêm thường tỉnh giấc vì đau, khó ngủ lại, hiện tượng lặp lại thường xuyên.
– Thỉnh thoảng đau có kèm theo sốt và sút cân.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý, các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận… Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin. Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason… đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ.

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả cũng như tránh tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng và thời gian chữa bệnh của bác sĩ.

Nhiều người được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thường tìm tới phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp sau: thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục), có liệt chi, đau quá mức, các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng, sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

Dù điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh nên đi khám để có phác đồ điều trị hiệu quả, nhanh chóng, an toàn

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top