TỔNG QUAN:
U thần kinh thính giác là khối u lành tính ảnh hưởng tới sợi dây thần kinh đi từ tai trong đến não bộ.
Khối u này cản trở khả năng nghe và giữ thăng bằng trong các hoạt động bình thường của cơ thể, điều này dẫn đến giảm thính lực và ù tai.
Ở giai đoạn muộn của bệnh, một khối u thần kinh thính giác có thể ảnh hưởng đến tiểu não và thân não dẫn đến tăng áp lực nội sọ. Điều này có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên khối u không lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Những tên gọi khác của u thần kinh thính giác như acoustic neurinoma, vestibular schwannoma, và auditory nerve tumor.
Một lớp tế bào mà các bác sĩ hay gọi là tế bào Schwann bao phủ gần như tất cả các sợi dây thần kinh khỏe mạnh bình thường thường của cơ thể. Lớp tế bào Schwann này có khả năng cách điện và hỗ trợ cho quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. U thần kinh thính giác xuất hiện là do lớp tế bào này nhân lên quá nhanh quanh sợi dây thần kinh sọ số 8.
Khối u thường phát triển chậm, thường một vài năm tuy nhiên cuối cùng một vài triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột.
U thần kinh thính giác thì hiếm gặp. Theo Hiệp hội quốc tế về các Bệnh hiếm gặp (National Organization of Rare Diseases : NORD) nó chiếm khoảng 1/ 100000 dân. Có khoảng 2500 case bệnh mới mắc hàng năm ở Mỹ, và nó thường xuất hiện giữa độ tuổi từ 30-60 tuổi.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Tuổi của người bệnh
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Vị trí và kích thước khối u.
Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên chỉ nên theo dõi. Nếu khối u nhỏ hoặc tiến triển chậm, có thể không cần thiết phải can thiệp gì thêm.
Nếu cần phải điều trị, một vài lựa chọn có thể được kể đến như:
1/ Phẫu thuật bằng sóng radio:
Đây là phương pháp điều trị bằng sóng radio( xạ trị) với mục tiêu chính xác là vào khối u. Bác sĩ cũng có thể gọi nó là “ dao gamma”, và được xem như là một phương pháp điều trị không xâm lấn.
- Một bác sĩ sẽ gây tê tạo chỗ tại một vùng da đầu sau đó gắn một khung nhẹ vào đầu người bệnh.
- Máy sẽ quét hình ảnh chính xác vị trí của khối u và cho bác sĩ biết được vị trí để áp các chùm tia bức xạ vào.
- Người bệnh có thể cần điều trị nhiều đợt, nó có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vào năm để thấy được hiệu quả của phương pháp điều trị này. Và đôi khi khối u có thể xuất hiện trở lại.
- Phẫu thuật bằng sóng radio thì thường được lựa chọn nếu khối u có kích thước dưới 3 cm.
2/ Vi phẫu:
- Phương pháp này cho phép bác sĩ loại bỏ một phần hay toàn bộ khối u thông qua một vết rạch trên sọ, được gây mê toàn thân, và sử dụng những dụng cụ đặc biệt.
- Đôi khi, phẫu thuật viên chỉ có thể cắt bỏ một phần khối u , vì nếu cắt bỏ toàn bộ khối u có thể gây tổn thương dâu thần kinh mặt. Tổn thương dây thần kinh mặt này có thể dẫn đến liệt mặt
- Bác sĩ cũng có thể sử dụng phẫu thuật bằng sóng radio để làm giảm kích thước hoặc hạn chế sự tiến triển của khối u hoặc loại bỏ phần còn sót lại của khối u sau khi vi phẫu. Việc xạ trị trúng đích một cách cẩn thận có thể làm giảm tổn thương các mô lành xung quanh khối u.
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi sự phục hồi của người bệnh và sự tái phát của các triệu chứng.
- Đôi khi, nếu người bệnh nguy cơ cao sẽ bị mất thính lực sau phẫu thuật, đặc biệt là nếu người bệnh có mỗi khối u trên mỗi dây thần kinh thính giác. Trường hợp này, bác sĩ có thể trì hoãn phẫu thuật càng lâu càng tốt.
- Những tác dụng phụ của điều trị bao gồm:
- Chóng mặt
- Yếu hoặc tê rần vùng mặt
- Suy giảm nhận thức nếu có cục máu đông hoặc có sự tắc nghẽn dịch não tủy.
- Vấn đề về mắt như nhìn đôi hoặc sụp mi nếu quá trình điều trị tác động đến dây thần kinh liên quan.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp điều trị hỗ trợ trong tương lai như:
- Vai trò aspirin để hạn chế tiến triển khối u.
- Sử dụng các loại thuốc mới để ức chế cơ chế tế bào gây nên sự phát triển của khối u.
TRIỆU CHỨNG:
Triệu chứng của u thần kinh thính giác bao gồm:
- Nghe kém ở 1 tai trong 90 % các trường hợp.
- Ù tai, hoặc nghe như tiếng chuông kêu trong tai
- Đau tai
- Hoa mắt, mất khả năng giữ thăng bằng, hoặc chóng mặt nếu khối u ảnh hưởng đến tai trong
- Giảm cảm giác xúc giác: thường ảnh hưởng đến một bên mặt và miệng
- Giảm cảm giác vị giác ở nửa sau của lưỡi Đau đầu, nôn ói, và thay đổi nhận thức có thể có nếu khối u gây nên tăng áp lực trong sọ não, thị lực đôi khi cũng bị ảnh hưởng.
U thần kinh thính giác là u tiến triển chậm, nhưng nó có thể chèn ép các cấu trúc khác của não bộ và trở nên đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
PHÂN ĐỘ U THẦN KINH THÍNH GIÁC:
U thần kinh thính giác được chia:
- Nhỏ : khi kích thước dưới 2 cm
- Vừa: khi kích thước tử 2-4 cm
- Lớn: khi kích thước lớn hơn 4 cm
NGUYÊN NHÂN:
Nguyên nhân chính xác để các tế bào Schwann nhân lên và dẫn đến u thần kinh thính giác còn chưa rõ ràng. Hầu hết các trường hợp, không xác định được nguyên nhân.
Tuy nhiên có thể một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi: thường xuất hiện ở độ tuổi 30-60 tuổi
- Tiền sử gia đình : u xơ thần kinh type 2 có thể có trong gia đình. Tuy nhiên điều này chỉ chiếm 5% các trường hợp.
- Phơi nhiễm tia xạ : tiếp xúc đáng kể với tia xạ ở phần đầu và cổ trong lúc nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sau này.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, một số trường hợp có liên quan đến phơi nhiễm hay tiếp xúc với tiếng ổn lớn trong thời gian dài. Người ta cũng suy đoán rằng, sử dụng điện thoại di động, có thế góp phần vào tiến triển khối u thần kinh thính giác, tuy nhiên các nghiên cứu thì chưa ủng hộ cho giả thuyết này.
U xơ thần kinh type 2:
- Đôi khi, một người bị bệnh u xơ thần kinh type 2 (NF2), có thể có khối u thần kinh thính giác ở cả 2 bên. Đây thường là một tình trạng di truyền hoặc liên quan đến gene.
- Những người bị NF2 thường có các khối u khác ảnh hưởng đến tủy sống và não bộ, và những khối u này có thể ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh và nhiều chức năng của cơ thể.
CHẨN ĐOÁN:
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi người bệnh về các triệu chứng của họ. Nếu họ nghi ngờ có u thần kinh thính giác, họ có thể sẽ yêu cầu được chụp MRI sọ não. Hình ảnh này sẽ cho biết có khối u có hay không, vị trí và kích thước như thế nào.
Để loại trừ các nguyên nhân khác gây hoa mắt, mất thính giác hoặc chóng mặt, người bệnh đó có thể phải trải qua một bài kiểm tra về thính lực, thăng bằng và kiểm tra chức năng thân não. Các tình trạng bệnh lý khác cũng có các triệu chứng tương tự bao gồm:
- U màng não
- Bệnh Meniere
- Viêm dây thần kinh
- Xơ vữa động mạch, khi đó các mạch máu bị thu hẹp lại
BIẾN CHỨNG
Một số biến chứng có thể có, bao gồm:
- Mất thính lực: Tình trạng này có thể kéo dài ngay cả sau khi điều trị.
- Chóng mặt và mất thăng bằng: Nếu xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
- Liệt mặt: Nếu phẫu thuật, hoặc hiếm hơn là khi bản thân khối u, ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt là dây thần kinh gần dây thần kinh thính giác, một bên mặt có thể bị xệ xuống, khó nuốt, khó nói. Đây còn được gọi là liệt Bell”s.
- Não úng thủy: Nếu một khối u lớn đè lên thân não, điều này có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của dịch não tủy giữa tủy sống và não bộ. Nếu dịch não tủy bị ứ lại trong đầu, nó có thể dẫn đến não úng thủy.
Không có cách nào để ngăn chặn u thần kinh thính giác, nhưng các nhà khoa học đang tìm cách sử dụng liệu pháp gen để kiểm soát sự nhân lên quá mức của các tế bào Schwann.
Xem thêm: Viêm thần kinh thị giác
Xem clip tư vấn u dây thần kinh thính giác
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp