Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý là những điểm thường gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới. Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, là bệnh rất hay gặp. Sỏi niệu quản chiếm 28% tỷ lệ bệnh lý sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản thường do sỏi di chuyển từ thận rơi xuống. Đây là bệnh lý gây ra các biến chứng nguy hiểm do gây bít tắc đường lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Sỏi niệu quản được chia làm ba vị trí: sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa và sỏi niệu quản 1/3 dưới. Việc chia nhỏ theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Triệu chứng của sỏi niệu quản
Những biến chứng có thể gặp của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể tiến triển nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng như:
Một số biện pháp giúp phòng ngừa sỏi niệu quản
Mỗi người cần uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày, bổ sung đủ chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi. Quan trọng, mỗi người cần cân đối hai nhóm thực phẩm chức canxi và oxalat, nên kết hợp trong cùng một bữa ăn, tránh ăn quá nhiều oxalat một lúc để đảm bảo đủ dưỡng chất cho vào cơ thể và không làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
Những lời khuyên khác từ chuyên gia
Trong bữa ăn của mọi người cần giảm lượng muối, không ăn quá 2,3gram muối/ngày (tương đương 1 muống cà phê), tránh các thực phẩm chứa > 20% natri;
Giảm đạm động vật từ các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật; Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối;
Tránh lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá; Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên tập luyện thể dục, kiểm soát tốt cân nặng.
Đặc biệt, người dân lưu ý cần khám sức khỏe định 6 tháng/lần.
Xem thêm: Điều trị sỏi niệu quản
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh