Dịch quanh thận xuất hiện do nhiều nguyên nhân, với số lượng ít thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của thận, nhưng nếu dịch quanh thận nhiều và tồn tại trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây chèn ép cấu trúc thận, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và gây xơ hóa cầu thận.
Dẫn lưu dịch quanh thận dưới hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật cần được tiến hành để lấy hết dịch quanh thận ra ngoài, giải phóng chèn ép thận nhằm phục hồi cấu trúc và chức năng của thận.
Dịch quanh thận dày < 5cm.
Có dấu hiệu chèn ép thận trên siêu âm.
Người bệnh có rối loạn đông máu.
02 bác sĩ.
01 điều dưỡng.
Dung dịch betadine sát trùng: 01 lọ
Thuốc gây tê lidocaine 2%: 04 ống (10mg/ml)
Nước muối sinh lý 0,9%: 500ml
Kim tiêm, bơm tiêm 5ml: 01 chiếc
Bơm tiêm 20ml: 02 chiếc
Bông băng, gạc vô trùng: 04 gói
Găng tay vô trùng: 03 đôi
Kim chọc dịch não tuỷ cỡ 18G: 01chiếc (hoặc kim luồn dài 10 cm).
Máy siêu âm với đầu dò Convex 3,5-5 MHz đã được sát khuẩn.
Săng vô khuẩn loại không lỗ: 04 chiếc
Panh kẹp săng: 04 chiếc
Bàn thủ thuật: 01 chiếc
Túi nilon vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm: 01 bộ
Người bệnh được làm các xét nghiệm về đông máu cơ bản và các xét nghiệm cơ bản khác trước khi tiến hành thủ thuật.
Người bệnh được siêu âm thận tiết niệu hoặc chụp cắt lớp vi tính xác định mức độ chèn ép thận và số lượng dịch.
Người bệnh và người nhà được nghe bác sĩ giải thích kỹ về tác dụng và tai biến của thủ thuật và ký vào giấy cam kết làm thủ thuật chọc hút nang thận.
Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm.
Đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh.
Người bệnh được thử phản ứng với thuốc gây tê lidocaine.
Người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật.
Người bệnh được nằm sấp hoặc nghiêng tùy theo vị trí chọc hút.
Bác sĩ định vị bằng siêu âm để tìm điểm chọc hút dịch.
Bác sĩ rửa tay, đi găng vô trùng, mặc áo thủ thuật, đội mũ, đeo khẩu trang.
Sát trùng da vùng chọc hút.
Trải săng vô trùng ở vị trí chọc hút dịch.
Gây tê vùng định dẫn lưu dịch.
Chọc kim vào khối dịch quanh thận dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
Nếu sử dụng kim luồn thì rút nòng sắt và đưa kim luồn vào khối dịch quanh thận.
Rút thử xem đã có dịch hay chưa.
Khi chắc chắn kim đã vào tới vùng dịch quanh thận rồi thì tiến hành hút dịch và đưa đi làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa và cấy dịch nếu cần.
Siêu âm kiểm tra lại.
Sát khuẩn lại vùng chọc hút dịch.
Băng vị trí chọc hút.
Cho người bệnh về giường bệnh.
Người bệnh cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Theo dõi vị trí chọc hút (chảy máu, nhiễm trùng).
Theo dõi nước tiểu.
Nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, nospa uống hoặc tiêm.
Không cần xử trí.
Đái máu ít: truyền thêm natriclorua 9% hoặc glucose 5%, theo dõi chặt chẽ mạch, huyết áp, toàn trạng.
Nếu có đái máu nhiều gây tụt huyết áp cần truyền máu, hồi sức tích cực và dùng thuốc cầm máu.
Howard M. Richard, III, M.D (2004). Perirenal Transplant Fluid Collections. Semin Intervent Radiol. December 21(4), 235-237.
Pollak R, Veremis SA, Maddux MS, Mozes MF(1988). The natural history of and therapy for perirenal fluid collections following renal transplantation. JUrol. Oct 140(4), 716-720.
Rajani Gorantla, Anusheela Yalapati, Bhawna Dev, and al (2010). Case report: Perinephric lymphangiomatosis.Indian J Radiol Imaging. August 20(3), 224-226.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh