Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đặc biệt, nếu kích thước sỏi quá lớn có thể gây ra các tác động nguy hại tới sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, kích thước sỏi thận bao nhiêu thì nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.
Kích thước sỏi thận có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Sỏi thận được hình thành từ các hạt đá tinh thể. Những hạt này được kết tinh lại, khi lượng nước tiểu chứa nồng độ khoáng chất cao (đặc biệt là canxi và acid uric). Những hạt tinh thể có thể tự đào thải ra bên ngoài, theo đường nước tiểu. Nhưng cũng có trường hợp, chúng kết tụ lại và trở thành sỏi, mắc lại ở trong đài bể thận, hoặc niệu quản. Nếu để lâu ngày, kích thước sỏi sẽ ngày càng lớn hơn.
Khi các viên sỏi không thể đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ gây tắc nghẽn thận, đường niệu quản, dẫn tới tắc đường dẫn nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau quặn thận, viêm thận, suy thận…
Kích thước sỏi thận càng lớn sẽ càng nguy hiểm với bệnh nhân
Cơn đau quặn thận là dấu hiệu ban đầu, khi trong đài bể thận hoặc niệu quản có sỏi. Nguyên nhân là do, sỏi làm tắc đường chảy của nước tiểu sinh ra đau nhức. Tình trạng này sẽ khiến cho chức năng thận suy giảm và gặp phải nhiều triệu chứng khác như: đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt… Một vài trường hợp khác, người bệnh có thể bị buồn nôn kèm theo sốt cao.
Kích thước của sỏi thận ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Kích thước sỏi thận càng lớn, thì mức độ ảnh hưởng càng cao. Do đó, người bệnh cần có các giải pháp khắc phục tình trạng sỏi thận từ sớm, để vừa giảm chi phí, thời gian điều trị, lại vừa giảm những nguy cơ biến chứng và nguy hiểm khi phải phẫu thuật sỏi thận.
Kích thước sỏi thận lớn nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sỏi thận
Khi các chất cặn bã, các muối không tan lắng đọng tại thận hình thành sỏi. Khi viên sỏi nhỏ, dạng tù không có cạnh sắc và ở vị trí rộng rãi như bể thận, thời gian đầu, có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng cho người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi viên sỏi to, nhiều cạnh sắc hoặc sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu; viêm bể thận cấp tính; mãn tính; ứ nước bể thận; ứ mủ bể thận; bệnh kéo dài có thể dẫn đến suy thận; thậm chí vỡ thận.
Điều trị sỏi thận như thế nào?
Điều trị nội khoa: Trong trường hợp kích thước sỏi nhỏ, không gây nguy hiểm cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (uống thuốc) kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt: uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục,..để kích thích bài tiết để từ từ đẩy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám và theo dõi bằng siêu âm. Nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị ngoại khoa:
Sỏi thận <2cm: tán sỏi ngoài cơ thể.
Sỏi thận >2cm: tán sỏi nội soi qua da.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh