Nhiều người mắc sỏi thận 7mm chưa rõ kích thước này to hay nhỏ, có cần điều trị hay không. Nếu phải can thiệp y tế thì chữa như thế nào là hiệu quả. Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Thông thường, câu truyền miệng mà người bệnh hay nghe được nhất đó là chỉ sỏi to mới gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà người có sỏi thận thường chủ quan, cho rằng sỏi kích thước 7mm còn nhỏ và bỏ qua không điều trị. Thực tế, đã có nhiều biến chứng nguy hiểm do sỏi kích thước nhỏ gây ra, cụ thể:
– Sỏi có thể di chuyển trong thận gây nên cơn đau quặn thận đột ngột, cọ xát làm ảnh hưởng lớp niêm mạc thận
– Sỏi từ thận rơi xuống kẹt ở niệu quản gây nên tắc nghẽn đường tiểu, khiến thận ứ nước. Nếu không kịp thời xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
– Sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu có thể khiến người có sỏi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, gây đau đớn khó chịu.
Do đó, tuy sỏi 7mm được đánh giá là có kích thước không lớn, đôi khi không gây nên cảm giác gì nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm có thể xảy ra. Hơn nữa, sỏi thận thường có diễn biến âm thầm và tăng nhanh về kích thước. Vì vậy, bệnh nhân không nên chần chừ việc điều trị dù sỏi có kích thước bé. Đồng thời, tùy vào tính chất và tình trạng sỏi, điều trị sỏi nhỏ bao giờ cũng đơn giản và ít tốn kém hơn so với sỏi kích thước lớn. Người bệnh cần đến tại cơ sở y tế uy tín, thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn và chỉ định thích hợp.
Căn cứ vào kết quả thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu, tùy vào tình trạng sỏi sẽ có chỉ định thích hợp. Việc điều trị thường có 2 phương án là điều trị bằng thuốc và tán sỏi công nghệ cao.
Nếu sỏi chưa gây triệu chứng đau đớn hay biến chứng nguy hiểm nào cho hệ tiết niệu, bệnh nhân không bị hẹp niệu quản hay niệu đạo thì có thể được điều trị tích cực bằng thuốc.
Người bệnh được kê các loại thuốc tan sỏi, thuốc chống viêm, kháng sinh, lợi tiểu… tùy thể trạng cụ thể để hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài mà không cần mổ. Lưu ý việc uống thuốc cần kết hợp với việc uống nhiều nước hằng này, kích thích đi tiểu nhiều hơn để sỏi có thể ra ngoài theo đường tiểu. Đồng thời, người bệnh cũng nên nên ăn nhiều rau xanh có lợi cho tiêu hóa, chăm chỉ vận động hỗ trợ loại bỏ sỏi.
Với phương pháp này, người bệnh có thể vừa điều trị vừa sinh hoạt và làm việc bình thường, không bị mất thời gian. Tuy nhiên, việc điều trị thường kéo dài và bệnh nhân cần kiên trì, kết quả có khả quan hay không phụ thuộc rất lớn và sự chủ động của người bệnh.
Nếu tình trạng sỏi được xác định có thể rơi xuống niệu quản và kẹt lại gây đau đớn, sỏi đã gây cơn đau quặn thận hoặc các dấu hiệu bất thường khác… thì thường có chỉ định tán sỏi. Một số trường hợp bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian điều trị cũng có thể yêu cầu tán sỏi.
Với kích thước 7mm thì điều trị tán sỏi ngoài cơ thể được cho là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bệnh nhân mắc sỏi. Người bệnh chỉ cần nằm trên máy tán sỏi, sóng xung kích từ máy sẽ hội tụ đúng vị trí của sỏi, làm sỏi vỡ thành mảnh nhỏ. Bệnh nhân sau đó sẽ xuất viện và tự đào thải mảnh vụn sỏi ra ngoài theo đường tiểu. Rất nhiều bệnh nhân đã tin tưởng phương pháp này bởi nhiều đặc điểm có 1 – 0 – 2:
– Tán sỏi ngoài cơ thể hoàn toàn không đau, chỉ việc nằm lên máy tán mà không phải gây mê hay gây tê, không có bất cứ vết mổ nào.
– Bệnh nhân xuất viện ngay sau tán, chỉ mất 30 – 45 phút là có thể về nhà ngay.
– Tán sỏi ngoài cơ thể rất an toàn vì không can thiệp dao kéo và không có tác động xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể.
– Từ việc thăm khám đến khi tán sỏi có thể gói gọn trong 1 buổi nên bệnh nhân không bị mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc.
Từ 2 phương pháp kể trên, có thể thấy với kích thước 7mm thì việc điều trị cũng rất đơn giản và thoải mái nên người bệnh không cần lo lắng. Điều quan trọng là cần lựa chọn được đúng nơi, đúng phương pháp và tuân thủ chỉ định điều trị để giữ an toàn cho sức khỏe thận và cơ thể.
Đối với bệnh sỏi thận, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng kể cả trước, trong và sau quá trình điều trị. Nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm oxalat, sử dụng canxi quá mức hay sử dụng muối không đúng cách có thể khiến sỏi nhanh chóng tái phát. Do vậy, sau khi điều trị xong, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về thực đơn hằng ngày để phòng ngừa tái phát sỏi.
Việc thăm khám sau điều trị là vô cùng cần thiết để kiểm tra kết quả điều trị và bảo vệ sức khỏe thận – tiết niệu. Sau khi xác định hết sỏi, bệnh nhân cũng nên khám định kỳ hằng năm để kịp thời phát hiện và xử trí nếu có sỏi tái phát hay các hiện tượng bất thường khác.
Cần lưu ý, sỏi để to bao giờ việc xử trí cũng phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Do đó, sỏi thận 7mm cũng cần điều trị kịp thời ngay từ khi phát hiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh