Tán sỏi ngoài cơ thể “đánh tan” sỏi tiết niệu nhẹ nhàng, nhanh chóng, không mổ
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có thể dễ dàng loại sạch sỏi tiết niệu nhờ những ưu điểm sau:
Không cần phẫu thuật, không nằm viện
Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi ngoài cơ thể, hội tụ và tập trung vào một tiêu điểm (vị trí của sỏi) để làm vỡ sỏi thành những bụi nhỏ, giúp sỏi có thể dễ dàng bài thải ra ngoài theo đường tiểu.
Do không phẫu thuật (không động dao kéo vào cơ thể) nên không gây đau đớn, người bệnh có thể về nhà luôn ngay sau khi tán.
Loại sạch sỏi nhanh chóng trong 30 phút
Sạch sỏi chỉ sau 30 phút tán sỏi nhờ sử dụng năng lượng sóng điện từ công suất lớn. Tùy vào vị trí, độ rắn của viên sỏi, bác sĩ sẽ điều chỉnh nguồn năng lượng của sóng điện từ sao cho hiệu quả nhất.
Rất an toàn đối với người bệnh
Sóng điện từ chỉ tác động tới sỏi mà không ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh, và hầu như không ảnh hưởng đến chức năng thận.
Tán sỏi ngoài cơ thể phù hợp với đối tượng nào?
Tùy từng vị trí, kích thước viên sỏi mà có các phương pháp điều trị khác nhau, đối với tán sỏi ngoài cơ thể thì cần có đủ các yếu tố sau:
Đối tượng phù hợp với tán sỏi ngoài cơ thể
Những bệnh nhân có sỏi:
– Sỏi thận có kích thước <2cm
– Sỏi niệu quản 1/3 trên và <1,5cm.
– Sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, trên vị trí sa lồi niệu quản hoặc sỏi trên polyp.
Những trường hợp không thể tán sỏi ngoài cơ thể
– Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo
– Người bệnh bị hẹp niệu quản ở đoạn dài phía dưới sỏi.
– Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.
– Người bị nhiễm trùng tiết niệu nặng.
Những lưu ý sau khi tán sỏi ngoài cơ thể
Để hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu đạt hiệu quả tốt nhất thì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh cần chú ý những điều sau:
Uống nhiều nước
Do tán vụn sỏi từ bên ngoài cơ thể và để vụn sỏi tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu nên để giúp sỏi có thể dễ dàng bài thải hết ra ngoài thì người bệnh cần uống 2,5-3 lít nước/ngày.
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ
Cần có thời gian 5 đến 7 ngày để những vụn sỏi có thể đào thải hết ra ngoài theo đường tiểu, vì vậy người bệnh cần tái khám sau 1 tuần hoặc tái khám theo chỉ định của bác sĩ, nhằm đánh giá chính xác hiệu quả tán sỏi và xử lý kịp thời những bất thường sau khi tán sỏi nếu có.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Để điều trị sỏi hiệu quả và phòng ngừa sỏi tái phát trở lại thì người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế ăn nhiều muối, đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều oxalat như chè, cà phê…), có chế độ sinh hoạt hợp lý (không làm việc quá sức, rèn luyện sức khỏe thường xuyên…) và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh