✴️ Bệnh trĩ ngoại – bạn cần biết những gì?

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,…
Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo gồm: một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).

Bệnh trĩ ngoại là gì? width=

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây trĩ ngoại khá đa dạng:
– Thói quen ăn uống và thói quen đi đại tiện: thường ăn ít, thêm vào đó ăn ít rau, ngại ăn canh và uống rất ít nước (sợ đi tiểu nhiều, nhất là những người vận động khó khăn, mùa lạnh…).
– Một số người có tuổi bị béo phì, thừa cân, vận động khó khăn cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.
– Những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động (xem vô tuyến, đọc sách báo, chơi cờ, lười vận động) rất dễ dẫn đến mắc bệnh trĩ ngoại.
– Một số người do thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.

 

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh sẽ cảm thấy:

benh-tri-ngoai1

Bệnh thường gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh nên cần hỗ trợ điều trị sớm

– Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.
– Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.
– Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

 

Bệnh trĩ ngoại có thể gây biến chứng

Đáng chú ý nhất của bệnh trĩ ngoại đau khi đi đại tiện và ra máu, các tĩnh mạch ở hậu môn giãn to tạo thành các búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn gây khó chịu, đau khi đi lại và lúc đi đại tiện. Trĩ ngoại càng để lâu càng dễ gây viêm nhiễm, có thể gây nhiễm trùng huyết.
Ở phụ nữ bị trĩ ngoại rất dễ gây viêm  phần phụ.

 

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại

Có 2 phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ ngoại:
– Phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống (viên nén, viên nang) và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.

Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không hỗ trợ điều trị hết nguyên nhân gây ra bệnh.
Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài hỗ trợ điều trị bệnh trĩ còn phải hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,…
– Phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top