Khớp là nơi có hai hoặc nhiều xương hợp lại với nhau, và khớp hông là một khớp kiểu chỏm-ổ cối. Chỏm là đầu của xương đùi và ổ cối là phần cong lõm của xương chậu. Cấu trúc của khớp hông cho phép hông có nhiều chuyển động hơn bất kỳ loại khớp nào khác. Ví dụ: bạn có thể xoay và di chuyển hông theo nhiều hướng. Các khớp khác, chẳng hạn như gối và khuỷu tay, chỉ cho phép di chuyển hạn chế theo một hướng.
Gãy khớp hông là một tình trạng nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi và hầu như luôn cần phẫu thuật. Các biến chứng liên quan đến gãy khớp hông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Gãy khớp hông thường xảy ra ở phần chỏm xương đùi và có thể xảy ra ở những nơi khác. Đôi khi, ổ cối cũng có thể bị rạn nứt.
Nguyên nhân tiềm ẩn của gãy khớp hông bao gồm:
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị gãy khớp hông. Bao gồm:
Các triệu chứng gãy khớp hông có thể bao gồm:
Gãy khớp hông có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị gãy khớp hông, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Bác sĩ có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của gãy khớp hông, chẳng hạn như sưng tấy, bầm tím hoặc biến dạng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm đặc biệt để xác nhận đánh giá ban đầu.
Chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí vết nứt/gãy. Thông thường, chụp X quang để thu được hình ảnh khớp hông của bạn. Nếu chụp X quang không cho thấy tình trạng gãy xương, bác sỹ có thể sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT.
Chụp cộng hưởng từ MRI có thể cho thấy tình trạng gãy khớp hông tốt hơn so với chụp X quang. Chụp MRI có thể cho thấy nhiều hình ảnh chi tiết của khu vực hông. Bác sĩ có thể xem những hình ảnh này trên phim hoặc trên màn hình máy tính. Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp nhìn thấy hình ảnh của xương hông và các cơ, mô, và chất béo xung quanh.
Bác sĩ sẽ cân nhắc tuổi và tình trạng thể chất của bạn trước khi lập kế hoạch điều trị. Nếu bạn lớn tuổi và có các vấn đề y tế ngoài gãy hông, cách điều trị của bạn có thể sẽ hơi khác. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu của bạn. Ngoài ra, phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất để sửa chữa hoặc thay thế khớp hông của bạn. Phẫu thuật thay thế khớp hông bao gồm việc tháo phần bị hỏng của khớp hông và đặt phần khớp nhân tạo vào vị trí của nó. Nếu bạn tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
Bạn sẽ được xuất viện vài ngày sau khi phẫu thuật, và bạn có thể cần phải dành thời gian để phục hồi chức năng. Sự phục hồi của bạn phụ thuộc vào trạng thái thể chất của bạn trước khi bị thương.
Mặc dù phẫu thuật thành công trong hầu hết các trường hợp, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải các biến chứng sau đó. Gãy khớp hông có thể làm giảm khả năng đi bộ trong một khoảng thời gian. Sự bất động này có thể dẫn đến:
Gãy khớp hông có thể nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn là người lớn tuổi. Điều này là do nguy cơ phẫu thuật cho người cao tuổi và nhu cầu phục hồi cơ thể.
Nếu sự hồi phục của bạn không tiến triển, bạn có thể cần phải đi đến các cơ sở chăm sóc dài hạn. Việc mất khả năng di chuyển và sống độc lập có thể dẫn đến trầm cảm ở một số người, và điều này có thể làm chậm khả năng phục hồi.
Người lớn tuổi có thể thực hiện các bước để chữa bệnh từ phẫu thuật hông và ngăn ngừa gãy xương mới. Bổ sung canxi có thể giúp tăng mật độ xương. Các bác sĩ khuyến nghị nên tập thể dục để ngăn ngừa gãy xương và củng cố sức mạnh của xương. Tuy nhiên trước khi bạn tiến hành bất cứ bài tập nào sau khi phẫu thuật hông, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh