✴️ Bệnh trĩ ở nam giới và những điều cần biết

Bệnh trĩ ở nam giới là nỗi niềm khá nhạy cảm khiến đấng mày râu khổ sở và tự ti. Đặc biệt, tâm lý e ngại điều trị là điều phổ biến dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm vì để quá lâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm về bệnh trĩ ở nam giới và cách điều trị.

 

1. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở nam giới

Bệnh trĩ là căn bệnh về hậu môn trực tràng thường gặp hiện hay. Gần như mỗi người đều từng bị trĩ, chỉ khác là cấp độ bệnh khác nhau. Nguyên nhân phần lớn là do dinh dưỡng và sinh hoạt không điều độ. Điều đó làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, dẫn tới sự căng phồng của các đám rối tĩnh mạch. Từ đó hình thành nên búi trĩ. Cả nam và nữ giới đều dễ mắc trĩ bởi những yếu tố như:

– Dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý dẫn đến táo bón. Táo bón càng lâu thì vùng hậu môn càng bị ảnh hưởng, các búi trĩ hình thành và gây đau đớn.

– Ngồi một chỗ quá lâu, không vận động hằng ngày dễ dẫn đến áp lực vùng hậu môn. Từ đó hình thành bệnh trĩ. Đặc biệt hay xảy ra đối với người làm nghề lái xe, nhân viên văn phòng ngồi hằng ngày.

– Bị stress dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Stress cũng là nguyên nhân gây táo bón và bệnh trĩ.

– Thói quen nhịn đi vệ sinh hoặc không tập trung khi đi vệ sinh dẫn đến ngồi lâu hơn bình thường. Từ đó bệnh trĩ được hình thành. Để càng lâu thì càng đau đớn khó chịu.

– Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn vùng hậu môn do vệ sinh không đảm bảo. Việc nhiễm khuẩn khiến vùng hậu môn bị sưng viêm, hình thành búi trĩ.

Riêng đối với nam giới, một số nguyên nhân sau đây cũng làm gia tăng khả năng mắc trĩ so với nữ giới, đó là:

– Những người đàn ông thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia… Thường sử dụng đồ ăn nhanh, mì tôm… thay vì bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng. Điều đó dễ dẫn đến bệnh trĩ. Thông thường, nam giới không chú trọng dinh dưỡng và nấu nướng dẫn đến điều này.

– Một số vấn đề khác như nhịn xuất tinh cũng gây tổn thương các cơ vùng hậu môn, dẫn đến hình thành trĩ.

– Quan hệ tình dục không lành mạnh ở nam giới cũng là nguyên nhân có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở nam giới phần lớn do thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lệ

Bệnh trĩ ở nam giới phần lớn do thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lệ

 

2. Bệnh trĩ ở nam giới và cách điều trị

Điều trị bệnh trĩ ở 2 giới là như nhau. Việc điều trị như thế nào phụ thuộc vào cấp độ bệnh, có biến chứng xảy ra hay không.

Điều trị bằng thuốc áp dụng cho:

– Trĩ ngoại chưa gây biến chứng, còn có thể co lên được

– Trĩ nội cấp độ 1, 2, 3 chưa có biến chứng nghiêm trọng

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ áp dụng cho:

– Trĩ ngoại cấp độ nặng không thể tự co lên được

– Trĩ hỗn hợp  gây biến chứng nghiêm trọng như chảy máu không dứt, sa búi trĩ…

– Trĩ nội độ 3, độ 4 đã có biến chứng, lòi hẳn ra ngoài không thể tự co lên.

2.1. Điều trị bằng thuốc đối với bệnh trĩ ở nam giới

Việc dùng thuốc điều trị là quá trình lâu dài và cần kiên nhẫn. Đặc biệt trong quá trình dùng thuốc phải  lưu ý kiêng khem các chất kích thích và lên thực đơn hợp lý.

Tùy theo dấu hiệu và tình trạng bệnh cụ thể mà mỗi người sẽ có một đơn thuốc khác nhau. Cần thăm khám với bác sĩ chứ không tự ý dùng đơn như người khác hoặc mua thuốc để dùng. Các loại thuốc thường được kê bao gồm: Kháng sinh, giãn cơ, nhuận tràng, giảm đau, chống viêm… Một số trường hợp sẽ được cung cấp thuốc bôi để làm giảm tình trạng đau rát ở vùng hậu môn.

Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm chỉ vận động và nghỉ ngơi đúng giờ. Tái khám định kỳ để theo dõi kết quả và có phương án xử trí nếu điều trị không đạt hiệu quả.

2.2. Cắt trĩ ở nam giới

Cắt trĩ hiện nay có nhiều giải pháp hiệu quả và đỡ đau hơn so với khi mổ trĩ truyền thống. Do đó, bệnh nhân không cần phải e ngại khi mổ trĩ. Phẫu thuật thường áp dụng trong trường hợp điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả, búi trĩ đã sa ra ngoài dễ gây biến chứng… Phương pháp Longo là ưu tiên hàng đầu trong phẫu thuật trĩ hiện nay. Cắt trĩ Longo khá đơn giản, nhẹ nhàng và ít đau. Bệnh nhân cũng sớm hồi phục nên tiết kiệm được thời gian và tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Điều quan trọng là cần lựa chọn đơn vị uy tín để thực hiện điều trị trĩ. Dù là bằng thuốc hay phẫu thuật thì cũng cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng giàu kinh nghiệm.

Bệnh trĩ ở nam giới muốn tránh tái phát cần kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập lành mạnh

Bệnh trĩ ở nam giới muốn tránh tái phát cần kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập lành mạnh

 

3. Nam giới cần lưu ý gì khi điều trị trĩ

Trĩ có thể cải thiện hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí và quyết tâm của người bệnh. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh không chỉ giúp điều trị trĩ mà còn hạn chế tái phát, giúp người bệnh không còn khổ sở bởi những búi trĩ. Nguyên tắc ăn uống trong và sau khi  điều trị trĩ là: bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, hạn chế đồ chiên, nóng, cay, khó tiêu. Hằng ngày phải chú ý uống đủ lượng nước sạch, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Tránh xa các chất kích thích kể cả trà đặc hay cà phê đặc.

Nguyên tắc sinh hoạt trong và sau quá trình điều trị trĩ là vận động với các bài tập thích hợp. Dân văn phòng nên ghi nhớ việc chịu khó đứng dậy đi lại nhiều lần trong ngày, tránh ngồi 1 chỗ.

Cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, giải tỏa các áp lực trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Bệnh trĩ ở nam giới hiện nay không quá khó để điều trị. Bệnh nhân chỉ cần tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ, chủ động thăm khám sẽ hạn chế được các biến chứng bệnh. Trĩ chữa càng sớm thì càng đơn giản và hiệu quả, bệnh nhân cần cân nhắc nhanh chóng tìm đến địa chỉ uy tín để được tư vấn và điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top