Khi bị tắc ruột người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và tất cả triệu chứng ở các bệnh nhân khác nhau cũng không giống hệt nhau, sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc ruột là gì. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng chung ở bệnh nhân bị tắc ruột, đó là:
Chúng ta đều biết tắc ruột là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nên khi phát hiện thấy những triệu chứng của bệnh, việc đầu tiên cần làm đó là đưa người bệnh đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tiêu hóa gần nhất để được các bác sĩ khám và chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.
Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng tắc ruột, người bệnh được lấy máu để thực hiện các xét nghiệm về sinh hoá và huyết học. Trường hợp bệnh nhân trên 40 tuổi, mắc các bệnh tim mạch hoặc hô hấp được chỉ định chụp phim phổi thẳng và đo ECG.
Tùy từng trường hợp tắc ruột, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp nhất. Hầu hết tất cả các bệnh nhân tắc ruột hoàn toàn sau khi có kết quả xét nghiệm sẽ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa kết hợp với điều trị nội khoa, để thông ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau.
Trường hợp mô ruột tại vị trí tắc đã bị hoại tử, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ mô ruột đó.
Người bệnh tuyệt đối không được chữa trị tắc ruột ở nhà bằng các loại thuốc tây, thuốc đông y hay các bài thuốc dân gian khi chưa được bác sĩ chỉ định, vì thực tế đã có rất nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do tự ý chữa tắc ruột tại nhà.
Để phát hiện bệnh tắc ruột sớm, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và chú ý theo dõi những biểu hiện khác thường nghi ngờ bị bệnh để đi kiểm tra, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh