✴️ Điều trị sa trực tràng kiểu túi bằng mảnh ghép đặt sâu âm đạo

Nội dung

Táo bón do sa trực tràng kiểu túi

Táo bón gặp ở nữ nhiều hơn nam giới từ 2,2 đến 3 lần và hầu hết các nghiên cứu cho thấy triệu chứng gia tăng sau 65 tuổi, theo nghiên cứu của Everhart ở 14.407 người trưởng thành tại Hoa Kỳ tỷ lệ táo bón ở nữ và nam là 20,8% và 8%, đại tiện không thường xuyên là 9,1% và 3,2%. Trong khảo sát ở 10.018 người của Stewart và cộng sự, táo bón chiếm 14,7% trong đó 4,6% là táo bón chức năng, 2,1% hội chứng ruột kích thích, 4,6% hội chứng tống phân tắc nghẽn và 3,4% là kết hợp giữa hội chứng tống phân tắc nghẽn và hội chứng ruột kích thích, hội chứng tống phân tắc nghẽn có hoặc không có kết hợp với hội chứng ruột kích thích thường gặp nhất ở phụ nữ với tỷ lệ nữ/nam là  2,27/1,65.

Hội chứng tống phân tắc nghẽn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tống phân tắc nghẽn, tùy theo nguyên nhân mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Sa trực tràng kiểu túi (rectocele) là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Sa trực tràng kiểu túi, túi sa trực tràng ở thành trước đẩy lồi vào thành sau âm đạo

Sa trực tràng kiểu túi, túi sa trực tràng ở thành trước đẩy lồi vào thành sau âm đạo

 

Nguyên nhân gây sa trực tràng kiểu túi

Sa trực tràng kiểu túi là bệnh lý lành tính xảy ra chủ yếu ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sinh đẻ nhiều qua đường âm đạo. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh được phát hiện ở khoảng 20% đến 80% phụ nữ đến khám tại khoa Hậu môn-Trực tràng và sàn chậu.

Khi sinh, đầu thai nhi đẩy vào vách âm đạo trực tràng, làm vách âm đạo trực tràng rách ở nhiều nơi dẫn đến túi sa trực tràng.

Khi sinh, đầu thai nhi đẩy vào vách âm đạo trực tràng, làm vách âm đạo trực tràng rách ở nhiều nơi dẫn đến túi sa trực tràng.

Các nguyên nhân chính gây sa trực tràng kiểu túi là do sinh đẻ, tuổi già và các khiếm khuyết collagen bẩm sinh. Khi sinh, đầu thai nhi có thể làm giãn và tổn thương các cấu trúc dây chằng và mạc nâng đỡ vách trực tràng-âm đạo thuộc trục treo sàn chậu. Khi đầu thai nhi đi xuống sẽ đẩy các cấu trúc nâng đỡ sang 2 bên, làm giãn các cấu trúc này.

Túi sa trực tràng là do căng giãn hay rách vách âm đạo-trực tràng, gây nên một túi phồng ở thành trước trực tràng có thể phát hiện được khi thăm khám bằng nghiệm pháp Valsalva (cho người  bệnh  bịt mũi và rặn mạnh). Các chấn thương khi sinh qua ngả âm đạo thường tạo nên những đường rách ngang phía trên vách trực tràng-âm đạo hoặc ở vị trí gắn kết với thể đáy chậu, là nguyên nhân của các túi sa trực tràng.

Các điểm rách của vách âm đạo-trực tràng có thể xảy ra phía trên hay dưới (chỗ bám vào thể sàn chậu

Các điểm rách của vách âm đạo-trực tràng có thể xảy ra phía trên hay dưới (chỗ bám vào thể sàn chậu

Các điểm rách của vách âm đạo-trực tràng có thể xảy ra phía trên hay dưới (chỗ bám vào thể sàn chậu).

Suy yếu trong hệ thống nâng đỡ phần  giữa  của vách trực tràng-âm đạo có thể gây ra túi sa trực tràng ở đoạn giữa âm đạo, bất kể chức năng của cơ nâng hậu môn vẫn còn bình thường và thể sàn chậu còn nguyên vẹn. Ngược lại, loại túi sa trực tràng thấp (hay túi sa trực tràng-sàn chậu) có thể xảy ra dưới mức này.

Đặt mảnh ghép (mesh) sau âm đạo điều trị sa trực tràng kiểu túi

Có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh lý sa trực tràng kiểu túi như: phẫu thuật qua đường âm đạo, tầng sinh môn hay đường hậu môn.

Điều trị phẫu thuật qua đường âm đạo: tỷ lệ khỏi bệnh 60% đến 90%, tỷ lệ tái phát 18% đến 24%, theo dõi trong 42 tháng. Phẫu thuật đặt mảnh ghép: tỷ lệ khỏi bệnh từ 93% đến 100%. Phẫu thuật qua đường hậu môn-trực tràng: tỷ lệ khỏi bệnh dao động từ 30% đến 100%.

Đặt mảnh ghép âm đạo-trực tràng để điều
trị sa trực tràng kiểu túi.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top