✴️ Hội chứng đại tràng kích thích là gì? Phương pháp điều trị

Với thói quen ăn uống chưa khoa học, áp lực từ cuộc sống và công việc hiện tại, đã có không ít người bệnh mắc phải hội chứng đại tràng kích thích. Đây được đánh giá là bệnh lành tính không có tổn thương thực thể ở đại tràng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái và khó chữa khỏi. Vậy hội chứng đại tràng kích thích là gì? Các biểu hiện và phương pháp điều trị loại bệnh này thế nào, mời bạn cũng tham khảo bài viết sau.

Hội chứng đại tràng kích thích là gì?

Thói quen ăn uống chưa khoa học, áp lực từ cuộc sống và công việc khiến ngày càng nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. (ảnh minh họa)

Thói quen ăn uống chưa khoa học, áp lực từ cuộc sống và công việc khiến ngày càng nhiều người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

 

Hội chứng đại tràng kích thích còn có nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt, rối loạn cơ năng ống tiêu hóa, … Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay.

Lứa tuổi thanh niên có tỷ lệ mắc cao hơn cả và thường gặp nhiều ở nữ giới (cao gấp 3-4 lần nam giới). Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không dẫn đến một số bệnh ở đại tràng khác như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng… nhưng thường gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

 

Biểu hiện hội chứng đại tràng kích thích

Người bệnh thường có 2 triệu chứng chính điển hình là đau bụng và rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng

Người mắc hội chứng đại tràng kích thích thường có hai biểu hiện chính là đau bụng và rối loạn tiêu hóa. (ảnh minh họa)

Người mắc hội chứng đại tràng kích thích thường có hai biểu hiện chính là đau bụng và rối loạn tiêu hóa

 

Thường xuất hiện các cơ đau quặn thắt có khi đột đột, nhưng cũng có thể là những cơ đau ẩm ỉ kéo dài khoảng vài phút. Sau đó người bệnh có cảm giác buồn đi đại tiện gấp. Các cơn đau gây ra thường xuất hiện sau bữa ăn hay sau khi có chấn thương tâm lý, ở phụ nữ các cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian gần chu kỳ kinh nguyệt.

Vị trí đau bụng thường ở vùng dưới phía bên trái, đôi khi cũng xuất hiện ở bên phải. Sau khi đi đại tiện xong thì đỡ đau hoặc hết đau ngay và người bệnh lại sinh hoạt bình thường.

 

Rối loạn tiêu hóa

Chủ yếu là tiêu chảy (cũng có khi khôn tiêu chảy mà phân sền sệt như kiểu “sống phân”). Người bị hội chứng đại tràng kích thích thường tiêu chảy liên tiếp 2-3 lần, thậm chí nhiều hơn vào các buổi sáng, sau khi ăn sáng.

Tiêu chảy do đại tràng kích thích có thể kéo dài hàng tháng, sau đó tự hết mà không cần điều trị. Bên cạnh đó cũng có người bị táo bón (phân nhầy và không dính máu) hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.

Ngoài 2 triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ,…nhưng thường không sốt, các kiểm tra xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, xquang bụng, nội soi đại tràng … đều bình thường. Nhưng về lâu dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, gầy sút, suy giảm chất lượng sống của người bệnh.

 

Điều trị hội chứng đại tràng kích thích như thế nào?

Việc điều trị hội chứng đài tràng kích thích vẫn gặp rất nhiều trở ngại vì chưa xác định chính xác nguyên nhân nên thường các bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng mà chúng gây ra như uống thuốc. Sau đó căn cứ vào các tác nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh để điều chỉnh sao cho hiệu quả.

Việc dùng thuốc sẽ tùy theo triệu chứng nào là chủ yếu, thường sẽ bao gồm các thuốc điều hòa nhu động ruột, nếu đau bụng nhiều thì dùng các thuốc giảm co thắt, nếu tiêu chảy có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy, người mệt mỏi mất ngủ có thể dùng một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… nhưng cần theo sự chỉ định từ bác sĩ tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc bừa bãi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu