Phương pháp tán sỏi qua da là kỹ thuật nội soi hiện đại mang đến hiệu quả trong việc điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản. Đây là phương pháp ít xâm lấn, sỏi sẽ được làm vỡ và hút ra khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ không phải chịu nhiều đau đớn, nhanh hồi phục.
Phương pháp tán sỏi qua da được đánh giá là tuy mới mẻ nhưng đã đem lại hiệu quả vượt trội. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật này cùng quy trình thực hiện.
Phương pháp tán sỏi qua da là kỹ thuật nội soi hiện đại nhất hiện nay dùng để điều trị sỏi niệu quản, sỏi thận. Đây là phương pháp không gây ra hoặc gây ra rất ít sang chấn đối với người bệnh vì thế được tin dùng những năm gần đây.
Bước đầu tiên: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ dùng một kim chọc qua da và vùng lưng trong thận thành đường hầm. Sau đó nong rộng ra bằng dụng cụ để đạt được kích thước mong muốn. Máy nội soi được đưa vào để tán sỏi.
Cơ chế hoạt động của kỹ thuật này là dựa trên sóng xung động được tạo ra từ điện áp tập trung vào vị trí có sỏi để bắn vỡ chúng. Điện áp đươc sử dụng một lần trong khoảng 800 – 1.000 bares. Sỏi sau khi vỡ vụn sẽ được hút ra ngoài. Qua đường hầm, bác sĩ đặt ống thông thận để kiểm tra sau khi mổ. Sau khoảng 24 – 48 tiếng ống thông sẽ được rút ra.
Một số trường hợp còn sót sỏi có thể cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể.
Sau khi tán sỏi người bệnh cũng có thể cảm thấy như có mảnh đá đi qua đường tiết niệu. Một số biến chứng có thể xảy ra sau quá trình điều trị.
– Tán sỏi qua da có thể gây tiểu máu, bầm tím vùng lưng, bụng hoặc chảy máu quanh thận và một số cơ quan khác
– Thủng đài bể thận
– Sốc nhiễm trùng
Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da. Dưới đây là các trường hợp cụ thể nên tán sỏi qua da và chống chỉ định.
– Trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn 2cm và không quá cứng
– Bệnh nhân không bị viêm nhiễm đường tiết niệu
– Bệnh nhân không mắc các bệnh về máu và đang không sử dụng các loại thuốc đông máu
– Cấu tạo đường tiết niệu hoàn toàn bình thường
– Trường hợp bệnh nhân đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại
– Người bị rối loạn đông máu đang trong thời gian điều trị
– Người bị tiểu đường hoặc cao huyết áp chưa được điều trị ổn định
– Người bị viêm, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu
– Cơ thể có bất thường về các mạch máu trong thận
– Trường hợp có sỏi thận trên nền thận có nhu mô mỏng
– Những người mắc bệnh về tim mạch, hô hấp sẽ ảnh hưởng đến việc gây mê và gây tê.
Bất cứ phương pháp điều trị nào, dù hiệu quả tới đâu cũng vẫn luôn tồn tại song song những ưu, nhược điểm riêng. Một số điểm đặc trung của phương pháp tán sỏi qua da
Ít gây đau đớn: Phương pháp mổ thông thường cần tạo một đường rạch dài ở bụng để gắp sỏi. Kỹ thuật tán sỏi qua da chỉ cần rạch một vết nhỏ khoảng 0,6 cm ở lưng để thực hiện nên sẽ ít gây đau đớn hơn.
Sỏi được xử lý sạch 100%: Phương pháp này bên cạnh việc trị sỏi còn có thể kiểm tra toàn bộ niệu quả, đài bể thận tránh tình trạng còn sót sỏi.
Thận ít bị tổn hại: Phương pháp tán sỏi qua da ít gây ảnh hưởng tới chức năng của thận do chỉ tạo một vết cắt nhỏ. Trước đây nếu mổ mở cần rạch một đường dài trên nhu mô thận vì thế gây ảnh hưởng không nhỏ tới thận.
Tiết kiệm thời gian, phục hồi nhanh sau điều trị. Người bệnh chỉ cần nằm viện 3- 4 ngày và nhanh chóng hồi phục sức khỏe trong 7 -10 ngày
Hạn chế các biến chứng trong và sau khi mổ. Các nguy cơ về nhiễm trùng cũng giảm đi đáng kể,
Để lại sẹo nhỏ, không gây mất thẩm mĩ.
– Chi phí thực hiện khá cao. Để thực hiện kỹ thuật này cần sử dụng dụng cụ gồm: Bộ nong thận, catheter niệu quản, amplatz và các thiết bị khác. Tính tổng chi phí sẽ cao hơn so với phương pháp mổ thông thường
– Yêu cầu bác sĩ chuyên môn cao. Để đảm bảo thực hiện tốt tán sỏi bác sĩ và ê kíp mổ cần được đào tạo bài bản về kỹ thuật và chiến thuật để mang lại hiệu quả tối đa.
Bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng trong phòng, dùng thức ăn nhẹ sau khoảng vài tiếng phẫu thuật. Ngày thứ 2, bệnh nhân sẽ được chụp đài bể thận để kiểm tra qua ống dẫn lưu thận. Đây là lần kiểm tra cuối cùng để xác định có còn sỏi hay không. Sau khi kiểm tra xong ống dẫn lưu thận sẽ được rút ra.
Tại chỗ ống dẫn lưu khi rút ra có thể rỉ nước tiểu. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 3 tới 6 tiếng nhờ băng ép tại chỗ.
Thời gian lưu viện của bệnh nhân thường trong khoảng 3 – 4 ngày. Mất khoảng 7 tới 10 ngày bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn và không cần duy trì chế độ điều trị đặc biệt nào.
Một số thực phẩm bệnh nhân nên ăn sau khi điều trị:
– Bệnh nhân cần thường xuyên uống nước, tổng lượng nước mỗi ngày cần bổ sung cho cơ thể là khoảng 2 lít nước.
– Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, lợi tiểu. Chế độ ăn uống lợi tiểu sẽ hỗ trợ bài tiết các mảnh vụn, cặn sỏi ra khỏi cơ thể. Các thực phẩm nên bổ sung: Nước râu ngô, đỗ đen, nước cần tây, cam chanh.
– Hạn chế ăn chất tạo sỏi. Các thực phẩm nên tránh: Đồ hải sản, tôm, cua, chè, cafe,…
– Chế độ ăn có chất kháng khuẩn. Sau khi uống hết thuốc kháng sin người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm được ví như kháng sinh tự nhiên: Mật ong, nghệ, gừng, tỏi, cải bắp,…
Phương pháp tán sỏi qua da với những ưu điểm vượt trội mang lại hy vọng có khả năng thay thế điều trị các trường hợp sỏi thận đã được chỉ định mổ thông thường. Kỹ thuật này có tính kinh tế trong y tế cao khi tán sạch sỏi trong một lần điều trị, ít gây tai biến, thời gian phục hồi nhanh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh